Chỉ số Alt trong xét nghiệm máu là gì? Có ý nghĩa như thế nào?

chi-so-alt-trong-xet-nghiem-mau-la-gi

Chỉ số Alt trong xét nghiệm máu có ý nghĩa gì? Những ai nên thực hiện xét nghiệm ALT?… Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn thông tin về xét nghiệm Alt.

Nội dung tóm tắt

Xét nghiệm ALT là gì?

ALT là tên viết tắt của enzyme Alanine aminotransferase thường được tìm thấy chủ yếu ở gan. Bên cạnh đó ALT còn tồn tại ở số lượng ít hơn tại thận, cơ xương, tim. Chức năng của loại enzym này xúc tác chuyển đổi acid amin alanine thành L-glutamate và pyruvate, đây cũng là chất trung gian quan trọng từ đó sản xuất năng lượng tế bào.

Đối với những người khỏe mạnh nồng độ ALT trong máu thấp và sẽ giữ  ở mức ổn định. Tuy nhiên có những nguyên nhân khiến cho tế bào gan bị phá hủy lúc này ALT giải phóng vào máu làm cho chỉ  số tăng lên. Hầu hết ALT sẽ được giải phóng vào máu nhiều trước khi xuất hiện các dấu hiệu tổn thương gan rõ ràng.

Chính vì vậy mà xét nghiệm ALT thường được dùng trong việc phát hiện các tổn thương do bệnh lý, chấn thương hoặc sử dụng thuốc, đặc biệt các bệnh lý như xơ gan, viêm gan… gây suy giảm chức năng gan.

Những xét nghiệm này có thể được chỉ định riêng lẻ hay kết hợp cùng các xét nghiệm khác nhằm đánh giá chức năng và tình trạng tổn thương gan.

chi-so-alt-trong-xet-nghiem-mau-la-gi
Chỉ số ALT trong xét nghiệm máu có ý nghĩa như thế nào?

Chỉ số ALT trong máu có ý nghĩa gì?

Khi thực hiện xét nghiệm máu nếu nhận thấy chỉ số ALT  trong giới hạn cho phép là bình thường không xuất hiện dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng. Nhưng nếu chỉ số ALT ở mức cao thì đây sẽ là dấu hiệu cảnh bảo các vấn đề về gan mà bạn đang gặp phải. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nghiêm trọng và lâu dần sẽ dẫn đến biến chứng suy gan, ảnh hưởng đến tính mạng.

Cụ thể chỉ số ALT trong máu có ý nghĩa:

Chỉ số ALT mức độ tăng nhẹ đến trung bình

Khi mắc các bệnh lý về viêm gan cấp nhẹ, bệnh gan mạn tính sẽ có nồng độ ALT trong máu không  tăng nhiều, gấp dưới 4 lần so với bình thường. Đây là ở mức bình thường đến nhẹ tuy nhiên vẫn cần thực hiện thêm xét nghiệm này để theo dõi sự thay đổi và có biện pháp điều trị sớm.

Tắc nghẽn ống mật, gan nhiễm mỡ… có thể trở thành nguyên nhân làm cho chỉ số ALT tăng nhẹ bên cạnh đó còn có các yếu tố như sử dụng rượu bia, trong gan có khối u, tim bị tổn thương…

Chỉ số ALT tăng cao

Nồng độ ALT tăng cao có thể gấp 100 lần mức bình thường chính là dấu hiệu cảnh báo viêm gan virus cấp tính, tổn thương gan do các nguyên nhân như độc chất, thuốc, trụy mạch kéo dài, hoại tử tế bào gan.

Viêm gan cấp tính chỉ số ALT máu sẽ duy trì ở mức cao trong khoảng 1 – 2 tháng và nếu được điều trị đúng cách sau khoảng 3 – 6 tháng nồng độ ALT trong máu sẽ trở về mức bình thường.

Các yếu tố gây ảnh hưởng đến xét nghiệm ALT

Ngoài các vấn đề về gan chỉ số ALT tăng còn có thể do những nguyên nhân bên ngoài tác động vào. Do đó cần có biện pháp loại bỏ yếu tố ảnh hưởng để có kết quả đánh giá chính xác. Cụ thể một số một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm như:

Các loại thuốc điều trị như thuốc chống co giật, thuốc ức chế lên men chuyển hóa, thuốc thiazid lợi tiểu, thuốc tránh thai, Metronidazol, Acetaminophen, allopurinol, thuốc tâm thần…

  • Người mắc chấn thương cơ xương tim.
  • Thường xuyên tập thể dục gắng sức.
  • Đang trong quá trình tiêm thuốc vào mô cơ.
  • Do đang sử dụng các loại thực phẩm chức năng, viên uống bổ sung khác.

Chính vì vậy người bệnh cần chú ý thông báo cho bác sĩ biết các loại thuốc bạn đang sử dụng như thực phẩm được kê đơn, không được kê đơn hay những thực phẩm chức năng để không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm ALT và các chẩn đoán bệnh lý về gan được chính xác nhất.

Xem thêm:

chi-so-alt-trong-xet-nghiem-mau-la-gi4
Người ăn không ngon miệng sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm ALT

Ai cần thực hiện chỉ xét nghiệm ALT?

Xét nghiệm ALT có thể được thực hiện như xét nghiệm thuộc bảng chuyển hóa toàn diện hoặc nếu bạn đang có các dấu hiệu rối loạn chức năng gan thì sẽ được chỉ định xét nghiệm để kiểm tra. Một số những dấu hiệu cảnh báo gan đang có vấn đề cần thực hiện xét nghiệm như:

  • Ăn uống không ngon miệng.
  • Cơ thể mệt mỏi, thường xuyên thấy yếu.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Vàng da.
  • Hay đau bụng.
  • Nước tiểu sậm màu.
  • Bề mặt da ngứa ngáy.
  • Phân màu sáng hoặc có màu đất sét.

Khi nhận thấy người bệnh có các dấu hiệu này bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm ALT cùng với các loại xét nghiệm khác. Xét nghiệm ALT sẽ thường được thực hiện cùng các xét nghiệm chức năng gan khác như:

  1. Xét nghiệm Photphatase kiềm
  2. Xét nghiệm Albumin
  3. Xét nghiệm axit lactic dehydrogenase (LDH)
  4. Xét nghiệm Bilirubin
  5. Xét nghiệm định lượng protein toàn phần

Nhóm người có nguy cơ mắc bệnh gan, tổn thương gan có thể thực hiện xét nghiệm này như:

  • Thường xuyên uống rượu, nghiện rượu nặng.
  • Tiền sử phơi nhiễm virus viêm gan.
  • Trọng lượng cơ thể béo phì, rơi vào tình trạng thừa cân.
  • Đang trong quá trình sử dụng thuốc điều trị bệnh lý có tác dụng phụ làm tổn thương gan.
  • Mắc bệnh lý tiểu đường hoặc các hội chứng chuyển hóa khác.

Hy vọng với những thông tin ở trên bạn đọc đã có lời giải đáp cho thắc mắc Chỉ số ALT trong xét nghiệm máu có ý nghĩa gì? Hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để cập nhật thêm nhiều thông tin sức khỏe hữu ích khác.

Rate this post
Back To Top