Nên ăn gì để giảm mỡ máu, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả

an-gi-de-giam-mo-mau

Mỡ máu là bệnh lý nguy hiểm vì có thể gây ra những biến chứng tim mạch khủng khiếp. Vậy nên ăn gì để giảm mỡ máu, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả? Hãy theo dõi bài viết dưới đây và cùng tìm hiểu!

Nội dung tóm tắt

Tìm hiểu về bệnh lý mỡ máu

Máu nhiễm mỡ là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu thường xảy ra ở những người trung tuổi và cao tuổi. Tuy nhiên hiện nay, bệnh lý này đang có xu hướng trẻ hóa.

an-gi-de-giam-mo-mau

Các chỉ số bình thường của các thành phần mỡ có trong máu:

  • Cholesterol toàn phần: < 5.2 mmol/L .
  • LDL – Cholesterol: < 3.3 mmol/L.
  • Triglyceride: < 2.2 mmol/L.
  • HDL – Cholesterol: > 1.3 mmol/L.

Bệnh nhân mắc bệnh lý này có nồng độ cholesterol và triglycerid trong máu cao, do nhiều nguyên nhân gây ra như:

  • Chế độ ăn uống hàng ngày thu nạp quá nhiều chất béo trong khi cơ thể không sử dụng hết là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh. Các thực phẩm đứng đầu trong danh sách này như:

– Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa: Thịt bò, thịt lớn, thịt bê, trứng, sữa,…

– Thực phẩm chứa hàm lượng chất béo cao: Thực phẩm đóng hộp, thức ăn chứa bơ, dầu dừa, ca cao,…

  • Người bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ lớn do hàm lượng cholesterol xấu trong máu cao trong khi hàm lượng cholesterol trong máu thấp.
  • Ít vận động làm tăng lipoprotein xấu trong máu và giảm cholesterol tốt. Vì thế việc lười tập thể dục thể thao, thường xuyên ngồi, nằm một chỗ thì nguy cơ mắc bệnh rất cao.
  • Những người áp lực, làm việc mệt mỏi cũng có xu hướng lười vận động hơn, có thói quen uống rượu bia, chất kích thích khiến nồng độ cholesterol xấu trong máu càng tăng cao.
  • Ở độ tuổi trước mãn kinh, từ 15 – 45 tuổi thì nữ giới thường có nồng độ mỡ máu thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên sau thời kỳ này, do hormone Estrogen suy giảm nên quá trình chuyển hóa chất béo gặp vấn đề, cholesterol xấu và triglycerid trong máu của nữ giới tăng cao, nguy cơ máu nhiễm mỡ và xơ vữa động mạch.
  • Sử dụng thuốc tránh thai, thuốc lợi niệu, thuốc an thần,… cũng có nguy cơ làm rối loạn chuyển hóa lipid, tăng lượng mỡ trong máu.

Bệnh mỡ máu thường không có hoặc có ít triệu chứng ban đầu khiến nó khó được phát hiện và làm người bệnh chủ quan. Các lipid xấu trong máu sẽ tích tụ dần vào trong lòng mạch (nguy hiểm nhất là ở động mạch) lâu ngày sẽ tạo thành các mảng bám lớn hơn chèn ép lối đi của dòng máu.

Đọc thêm: Bật mí 9 món ngon chữa thiếu máu tăng cường sức khỏe

Nên ăn gì để giảm mỡ máu?

Chế độ ăn là một trong những vấn đề cần quan tâm của những người có mỡ máu cao. Vậy nên ăn gì để giảm mỡ máu? Theo dõi tiếp và cùng tìm hiểu với chúng tôi ngay nhé!

– Nên ăn thực phẩm có nhiều tác dụng giảm mỡ trong máu như: Gừng, chế phẩm đậu sữa, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, ba ba, trà, dầu ngô.
– Nên dùng dầu ô liu, dầu cải, dầu ngô, dầu hạt rum, dầu đậu nành và dầu hướng dương. Đây là những loại dầu có tác dụng làm hạ mức cholesterol. Điều cần lưu ý là tổng tất cả các loại chất béo nói trên đều không được vượt quá 30% lượng calo cho phép.
– Ăn nhiều cá (mỗi tuần vài ba lần) để thu nhận axit béo hệ Omega-3, có tác dụng bảo vệ tim mạch. Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích và cá thu có nhiều axit béo loại này.
– Tăng lượng chất xơ trong bữa ăn, đặc biệt là dưới dạng hòa tan: Những thức ăn có nhiều chất xơ hòa tan là gạo lức, các hạt họ đậu, đậu lăng, lúa mạch, rau, trái cây (táo, lê, ổi, mận, cam, bưởi). Các thức ăn này làm giảm lượng chất béo và cholesterol được hấp thụ vào cơ thể.
– Nạp đủ axit folic: Nếu hàm lượng axit này trong máu quá thấp thì hàm lượng homocystein sẽ tăng, dẫn đến nguy cơ bị bệnh tim.

an-gi-de-giam-mo-mau
– Ăn nhiều rau quả và trái cây tươi loại ít ngọt (khoảng 500g mỗi ngày), nên ăn trái cây nguyên cả múi/tép hơn là ép lấy nước uống.
– Ăn nhiều tỏi.
– Mỗi tuần nên có ít nhất là 3 ngày ăn cá và 1 ngày ăn đậu (đậu hũ, đậu ve, đậu xanh…) thay cho ăn thịt.
– Nếu ăn thịt, nên chọn các loại thịt nạc không lẫn mỡ, da và gân. Nếu ăn tôm, cua, ghẹ… nên bỏ phần gạch.
– Mỗi tuần chỉ nên dùng 2 quả trứng gà hoặc trứng vịt.
– Nên dùng dầu thay cho mỡ động vật (dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ô liu…)
– Nên uống đủ nước trong ngày (kể cả nước lá chè xanh).

Những thực phẩm sau chứa hàm lượng cholesterol cao mà người bị mỡ máu nên tránh gồm:

– Muối: hạn chế sử dụng muối trong nấu ăn bằng cách chọn những thực phẩm tươi, tránh thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp.

– Bệnh nhân bị mỡ máu cao cần hạn chế tới mức tối đa việc sử dụng các loại đồ uống có cồn.

– Hạn chế sử dụng đồ uống, thực phẩm chứa đường, đặc biệt là nước ngọt.

– Tránh hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với thuốc lá.

– Cần chú ý hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol trong mỗi bữa ăn, đặc biệt là não, bầu dục, gan, nội tạng động vật.

– Không nên ăn quá 2 quả trứng/ngày, do lòng đỏ trứng rất giàu cholesterol.

– Người bệnh cần giảm thiểu hàm lượng thịt đỏ trong bữa ăn vì đây là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao.

– Ngoài ra, cũng nên hạn chế các loại thịt mỡ, thịt có gân, da động vật…

Cách phòng ngừa bệnh mỡ máu hiệu quả

Nếu phát hiện và điều trị bệnh sớm ở giai đoạn đầu, chỉ bằng việc thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện, người bệnh đã có thể cải thiện bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên nếu để bệnh tiến triển, việc điều trị khó khăn và phức tạp hơn, hơn nữa biến chứng nguy hiểm cũng luôn đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Phương pháp điều trị hiệu quả:

  • Ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ động vật.
  • Không hút thuốc lá, không uống rượu bia.
  • Tăng cường vận động cơ thể thường xuyên và đều đặn, đặc biệt các bài tập giảm mỡ vùng eo bụng.
  • Sống thoải mái, thư giãn, hạn chế căng thẳng.
  • Dùng thuốc điều trị: trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị bệnh mỡ máu, tuy nhiên mỗi loại thuốc phù hợp với cơ địa của từng người khác nhau vì vậy cần có chỉ định và kê đơn từ bác sĩ, nên phối hợp sử dụng các bài thuốc từ thảo dược.

Xem thêm: Glucose máu là gì? Định lượng glucose máu bao nhiêu là bình thường?

Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc ăn gì để giảm mỡ máu mà chúng tôi tổng hợp lại. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc, bên cạnh việc phòng ngừa, thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bạn cũng nên khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm máu định kỳ để sàng lọc phát hiện bệnh sớm.

Rate this post
Back To Top