Khi rủi ro xảy ra thường gây thiệt hại về vật chất hoặc về sức khỏe, tính mạng của con người. Bảo hiểm rủi ro sẽ giúp giảm thiểu phần nào những hậu quả trong các trường hợp xảy ra sự cố không mong muốn.
Nội dung tóm tắt
Bảo hiểm rủi ro là gì?
Bảo hiểm rủi ro là một cách thức trong quản trị rủi ro, thuộc nhóm biện pháp tài trợ và được sử dụng để đối phó với những rủi ro có tổn thất, thường là tổn thất về tài chính hoặc nhân mạng.
Rủi ro được hiểu là những điều không may mắn xảy ra mà con người không thể lường trước được về khả năng, thời gian, không gian và mức độ hậu quả của nó. Các rủi ro xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân đến từ chủ quan và khách quan.
– Nguyên nhân khách quan:
-
Rủi ro do thiên nhiên như dịch bệnh, bão lũ, hạn hán…
-
Rủi ro do sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tạo cho cuộc sống con người phát triển thuận lợi nhưng mặt khác nó luôn tồn tại mặt trái như làm tăng nguy cơ thất nghiệp, tai nạn giao thông, tai nạn lao động,… bất ngờ xảy ra.
-
Rủi ro do môi trường kinh tế, chính trị, xã hội gây nên như ô nhiễm môi trường, khủng bố, chiến tranh…
– Nguyên nhân chủ quan:
-
Do lỗi bất cẩn của con người.
-
Do lỗi của người thứ ba.
Bất kể do nguyên nhân của rủi ro là chủ quan hay khách quan thì khi xảy ra thường đem lại cho con người những tổn thất về thu nhập, sức khỏe, tài sản và thậm chí cả tính mạng.
Những điều cần biết về bảo hiểm rủi ro
Xem thêm: Tìm hiểu về trường hợp không bảo hiểm xe máy phạt bao nhiêu?
– Các mức độ của rủi ro:
Mỗi rủi ro luôn có khả năng phát sinh và gây hậu quả khác nhau. Vì vậy, bạn có thể đánh giá được mức độ rủi ro thông qua tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của rủi ro.
+ Tần suất xuất hiện rủi ro: Là số lần có thể xuất hiện rủi ro trong 1 khoảng thời gian nhất định hoặc khoảng cách trung bình của thời gian xuất hiện các rủi ro.
Ví dụ: Cứ 5 năm thì xuất hiện 1 đợt lũ lụt ở khu vực gần đê sông Hồng. Vậy tần suất xuất hiện rủi ro này là cứ 10 năm thì có 2 lần xuất hiện lũ lụt ở đê sông Hồng.
+ Mức độ nghiêm trọng của rủi ro: Đây là tính khốc liệt của tổn thất, hậu quả trực tiếp của rủi ro. Mỗi đối tượng khác nhau sẽ chịu tổn thất khác nhau khi gặp rủi ro.
Ví dụ: Một đợt lạnh giá có thể gây ảnh hưởng đến việc gieo mạ nảy mầm nhưng lại không ảnh hưởng tới sự phát triển của các loại bắp cải, rau đậu.
Phân loại rủi ro trong bảo hiểm
Rủi ro có thể được bảo hiểm
Không phải tất cả các rủi ro đều được các doanh nghiệp bảo hiểm chi trả. Bởi vì, một rủi ro đủ điều kiện được bảo hiểm thì phải có đủ các đặc tính sau:
+ Tổn thất đó phải mang tính chất ngẫu nhiên.
+ Tổn thất đó phải đo lường được và có thể định lượng được về mặt tài chính.
+ Phải là rủi ro đủ lớn, có thể dự đoán được mức độ tổn thất mà họ phải chịu.
+ Rủi ro không trái với các quy tắc và chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Những điều cần biết về bảo hiểm rủi ro
Xem thêm: Sự khác nhau giữa bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ là gì?
Rủi ro được bảo hiểm
Rủi ro được bảo hiểm là những rủi ro được doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận hỗ trợ bồi thường tài chính như thiên tai, tai nạn, sự cố… Nếu những rủi ro này xảy gây thiệt hại cho đối tượng được bảo hiểm và làm phát sinh trách nhiệm bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm.
Các rủi ro này sẽ được nêu chi tiết trong mục quy tắc bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm hay hợp đồng bảo hiểm. Ngoài ra trong các hợp đồng bảo hiểm còn có liệt kê những rủi ro bị loại trừ, những rủi ro không bị loại trừ mặc nhiên là những rủi ro được bảo hiểm.
Rủi ro không được bảo hiểm (Rủi ro loại trừ)
Rủi ro loại trừ là những rủi ro mà doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm nếu chúng xảy ra. Các rủi ro loại trừ có thể không cố định, cũng có những rủi ro dứt khoát bị loại trừ như hành vi cố ý của người tham gia bảo hiểm.
Một số trường hợp bị loại trừ bảo hiểm như:
-
Những thiệt hại xảy ra do lỗi cố ý của người tham gia bảo hiểm hoặc người được hưởng quyền lợi bảo hiểm.
-
Thiệt hại được bảo hiểm xảy ra mang tính chất thảm họa gây ra bởi sóng thần, động đất, núi lửa phun, chiến tranh…
-
Các thiệt hại gián tiếp như giảm sút giá trị thương mại.
-
Hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp của phóng xạ, nhiễu phóng xạ phát sinh từ vụ nổ nguyên tử hoặc việc dùng năng lượng nguyên tử hay các chất liệu phóng xạ hạt nhân…
Rủi ro được bảo hiểm và rủi ro loại trừ thường được nêu trong Qui tắc bảo hiểm hoặc điều khoản hoặc hợp đồng bảo hiểm. Hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể điều chỉnh phạm vi rủi ro (mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi bảo hiểm rủi ro) để làm cho sản phẩm bảo hiểm phù hợp hơn với điều kiện cụ thể của đối tượng bảo hiểm, bao gồm cả nhu cầu bảo hiểm và khả năng tài chính của người tham gia bảo hiểm.
Tổng hợp