Liệu bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không?

Câu hỏi “Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không?” là chủ đề được rất nhiều người lao động đặc biệt quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết sau đây nhé.

Nội dung tóm tắt

1. Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp hay còn gọi là bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp được biết đến như một phương án hỗ trợ thu nhập cho người lao động trong trường hợp mất việc làm. Số tiền này giúp họ trang trải cuộc sống trong thời gian tìm kiếm việc làm mới và học tập một nghề nghiệp khác.

Khi nhận trợ cấp thất nghiệp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến số tiền bảo hiểm thất nghiệp mà bạn sẽ được nhận sau này. Nếu chưa cần thiết người lao động không nên làm hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên vấn đề được khá nhiều bạn quan tâm hiện nay liệu không nhận bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn hay không?

2. Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn?

Theo quy định tại khoản 1, điều 45 luật việc làm được ban hành năm 2013, thì hoàn toàn có thể cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên một số trường hợp đã được nhận trợ cấp thất nghiệp thì sẽ được tính lại từ đầu trong lần hưởng tiếp theo.

Không hưởng bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn hay không?
Không hưởng bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn hay không?

Tham khảo ngay: Mua bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu đúng theo quy định của pháp luật?

3. Bảo hiểm thất nghiệp nếu không lấy thì có mất không?

Căn cứ theo khoản 1, điều 46 luật việc làm 2013, thời hạn nhận trợ cấp thất nghiệp được quy định cụ thể như sau:

“1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập”.

Như vậy, bảo hiểm thất nghiệp quá 3 tháng không nhận sẽ không được hưởng BHTN. Tuy nhiên, người lao động hoàn toàn có thể yêu cầu bảo lưu nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện theo các quy định đã được pháp luật ban hành.

4. Bảo hiểm thất nghiệp có bảo lưu được không?

Một số trường hợp đã đăng ký nhận bảo hiểm thất nghiệp nhưng vì một vài lý do cá nhân không thể đến cơ quan bảo hiểm để nhận trợ cấp thì theo quy định tại khoản 6 điều 18 nghị định 28/2015/NĐ – CP:

“6. Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp và không thông báo bằng văn bản với tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, thì người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến nhận, được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định”.

Theo quy định này thì những trường hợp sao được quyền bảo lưu thời gian đóng và nhận trợ cấp thất nghiệp như sau:

  • Đã tìm được việc làm mới;
  • Đang thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
  • Thời gian học tập kéo dài từ 12 tháng trở lên;
  • Đang chấp hành các biện pháp giáo dưỡng tại cơ sở cai nghiện;
  • Tòa án tuyên bố mất tích;
  • Đang bị tạm giam;
  • Đang chấp hành án tù.
Bạn hoàn toàn có thể bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp nếu thuộc một số đối tượng cụ thể theo quy định pháp luật
Bạn hoàn toàn có thể bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp nếu thuộc một số đối tượng cụ thể theo quy định pháp luật

5. Tiền trợ cấp thất nghiệp được tính như thế nào?

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp mỗi tháng của người lao động được tính theo công thức sau:

  • Mức trợ cấp thất nghiệp = 60% x mức lương bình quân hàng tháng người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp trong 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp

Thời gian nhận trợ cấp thất nghiệp dựa vào số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Nếu đủ 12 – 36 tháng thì được nhận 3 tháng trợ cấp. Tiếp theo cứ đủ 12 tháng đóng thì nhận thêm 1 tháng trợ cấp nhưng không quá 1 năm.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết nhất về chủ đề bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không đang được rất nhiều người lao động đặc biệt quan tâm. Hy vọng với những thông tin được cung cấp trong bài viết này sẽ giúp bạn nắm rõ quy định của pháp luật về gói bảo hiểm này nhé.   

Rate this post
Back To Top