Bầm tím không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến bạn mất tự tin hơn. Tình trạng này rất dễ xảy ra hàng ngày, bởi vậy hãy lưu các cách làm tan máu bầm dưới đây để có cách xử trí.
Nội dung tóm tắt
1. Bầm tím là hiện tượng gì?
Hiện tượng bầm tím là do các tế bào hồng cầu tụ xung quanh, xảy ra do một số yếu tố tác động:
- Chấn thương do lực tác động từ bên ngoài
- Biến chứng của một ca phẫu thuật
Theo nhận định của các chuyên gia, hiện tượng bầm tím cảnh báo tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Dù bên ngoài có vẻ như rất bình thường nhưng có thể cảnh báo các bệnh về máu.
Đó là lý do bạn nên áp dụng các cách làm tan máu bầm càng sớm càng tốt. Tiếp theo hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám kỹ hơn, nhất là khi tình trạng bầm tím xuất hiện nhiều không rõ nguyên nhân.
Trong một số trường hợp, da bị bầm tím do va chạm hay vết thương nhỏ không quá nghiêm trọng. Bạn chỉ cần áp dụng phương pháp chữa trị y tế, giúp xoa dịu vết thương ngay tại nhà.
>>> Tham khảo thêm: Tổng hợp 6 ngân hàng lưu trữ máu cuống rốn uy tín Việt Nam
2. 4 cách làm tan máu bầm nhanh đơn giản tại nhà
Để cải thiện tình trạng máu bầm ở mắt thì bạn hãy theo dõi khuyến nghị của bác sĩ và áp dụng những cách dưới đây.
2.1. Chườm lạnh làm tan máu bầm
Khi có chấn thương thì bạn có thể dùng đá chườm trong vòng 24 – 48 giờ, sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tụ máu dưới da gây nên vết bầm. Ngoài ra, nhiệt độ thấp của đá sẽ giúp đẩy lùi tình trạng sưng đỏ, xoa dịu những cơn đau nhức, khó chịu tại khu vực bị thương.
Một số lưu ý khi dùng đá lạnh chườm, có thể gây bỏng lạnh nếu không áp dụng đúng phương pháp.
Dưới đây là cách làm tan máu bầm bằng đá lạnh đúng phương pháp và an toàn cho da:
- Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh: Bọc đa trong túi chườm hoặc một chiếc khăn bông rồi đắp lên da. Chú ý khăn bông mà bạn dùng phải được giặt sạch để phòng ngừa nhiễm trùng với vết thương hở.
- Đặt áp túi chườm lên vùng da bị bầm tím trong vòng 10 – 20 phút. Tránh đè mạnh lên vùng da này.
- Lặp lại cách làm tan máu bầm ở trên nhiều lần trong ngày. Lưu ý cách này chỉ hữu hiệu khi bạn áp dụng trong 2 ngày đầu sau khi bị chấn thương.
- Nên lặp lại nhiều lần trong 2 ngày đầu.
Trường hợp không có sẵn đá viên thì bạn có thể dùng tạm thời miếng chườm lạnh mua ở hiệu thuốc. Tuyệt đối không dùng thực phẩm đông lạnh hay thịt sống để thay thế. Chúng sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn trực tiếp tấn công vào da bạn nếu có vết thương hở.
2.2. Chườm ấm làm mờ và tan máu bầm nhanh
Một cách làm tan máu bầm sau va đập hiệu quả đó là chườm nóng sau khi vết sưng thuyên giảm. Trên lý thuyết, nhiệt độ cao vừa giúp bạn đánh tan vết bầm mắt mà còn xoa dịu cơn đau nhức bằng cách tăng cường lưu lượng máu đến khu vực quanh mắt.
Với cách này thì bạn sẽ rất dễ thực hiện. Chỉ cần một chiếc khăn nhỏ với một tô chậu rồi thực hiện theo các bước dưới đây:
- Gấp khăn lại rồi đặt vào tô nước nóng ngâm khăn
- Chỉ nên dùng nước ấm ở nhiệt độ vừa phải và tránh dùng nước sôi.
- Lấy khăn ra rồi vắt thật khô,
- Gấp khăn làm bốn sau đó nhẹ nhàng đặt lên vết bầm tím trên da trong vòng 20 phút. Khi nào hết ấm thì lặp lại bước trên.
2.3. Massage nhẹ nhàng làm tan máu bầm
Massage nhẹ nhàng sẽ giúp làm giảm tình trạng sưng, đau nhức. Tương tự như 2 cách trên thì động tác massage có tác dụng thúc đẩy lưu lượng máu huyết lưu thông đến đây, từ đó làm giảm sưng và đánh tan vết bầm hữu hiệu.
Tuy nhiên nếu động tác massage này có thể khiến bạn đau hơn và chưa giảm vùng dưng đáng kể thì hãy dừng lại và tham khảo ý kiến bác sĩ.
>>> Tham khảo thêm: 500ml máu giá bao nhiêu? Lưu ý sau khi hiến, bán máu
2.4. Cách làm tan máu bầm nhanh ở mí mắt: Dùng vitamin C
Vitamin C rất hữu ích cho sức khỏe. Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về thành phần này sẽ giúp làm tan máu bầm hiệu quả.
Dù vậy thì đây cũng là một cách làm tan máu bầm bạn có thể bỏ túi phòng khi cần tới. Nhất là với trường hợp thiếu vitamin C dễ khiến bạn xuất hiện bầm tím nhiều hơn.
3. Bầm tím mắt bao lâu thì hết?
Với các cách làm tan máu bầm ở trên thì chắc hẳn nhiều người thắc mắc phải mất bao lâu để tình trạng này biến mất. Thường thì vết bầm tím sẽ lành sau thời gian 14 ngày. Chúng sẽ có sự thay đổi từ đậm sang nhạt, cụ thể như sau:
- Tại thời điểm bị chấn thương: Vùng da bắt đầu đỏ lên do máu bắt đầu tích tụ lại.
- 1 – 2 ngày sau khi chấn thương: huyết sắc tố (hemoglobin) trong hồng cầu vỡ ra, khi đó thì vùng da chuyển từ màu đỏ sang xanh tím. Bạn sẽ cảm thấy sưng và nhức khó tả.
- Từ ngày 2 – 10 sau chấn thương: Cơ thể bắt đầu đào thải phần máu tích tụ, xoa dịu tình trạng đau nhức và màu da từ xanh tím sang vàng lục.
- Ngày 10 – 14: Xung quanh vết bầm chỉ còn là vệt nâu nhạt.
- Sau ngày 14: vết bầm tím dường như mờ hẳn.
Bài viết trên đây tổng hợp cách làm tan máu bầm cực kỳ hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin liên quan khác. Chúc bạn thành công!