Độ tuổi có sức khỏe sinh sản tốt nhất là bao nhiêu?

do-tuoi-co-suc-khoe-sinh-san-tot-nhat-la-bao-nhieu

Hiện nay trong cuộc sống hiện đại, ngày càng nhiều phụ nữ chọn mang thai muộn vì sự nghiệp hoặc kết hôn muộn nhưng sinh con muộn cũng có những rào cản khó khăn. Vậy độ tuổi có sức khỏe sinh sản tốt nhất là bao nhiêu?.

Độ tuổi có sức khỏe sinh sản tốt nhất là bao nhiêu là thắc mắc của nhiều cá nhân cũng như cặp vợ chồng khi lên kế hoạch sinh.

Qua nhiều nghiên cứu, các hiệp hội sản phụ khoa trên thế giới khẳng định thực tế chức năng sinh sản không hoạt động theo ý muốn. Độ tuổi tốt nhất để sinh con của phụ nữ là trong khoảng từ 20 đến dưới 35 tuổi. Khi còn trẻ, việc thụ thai dễ dàng hơn nhiều so với cuối những năm 35 và 40 tuổi.

Nội dung tóm tắt

Khả năng sinh sản của phụ nữ thay đổi theo độ tuổi

Nữ giới càng lớn tuổi thì số lượng trứng càng giảm dần vì có số lượng trứng giới hạn. Khi nữ giới đến một độ tuổi nhất định thì chất lượng trứng cũng giảm theo nên sẽ làm tăng nguy cơ bị dị bội và bất thường về NST. Ở độ tuổi 20 – 24, phụ nữ dễ thụ thai nhất, tỷ lệ thụ thai thành công sẽ giảm dần và ở mốc 35 tuổi trở đi sẽ giảm mạnh. Khi phụ nữ bước sang tuổi 45, rất ít phụ nữ có thể thụ thai một cách tự nhiên.

nu-gioi-cang-lon-tuoi-thi-so-luong-trung-cang-giam-dan

Nữ giới càng lớn tuổi thì số lượng trứng càng giảm dần

Với nam giới cũng tương tự, tuổi tác ảnh hưởng đến khả năng thụ thai nguy cơ bị bất thường nhiễm sắc thể, sức khỏe tinh trùng kém ở nam giới lớn tuổi.

Chức năng sinh sản của phụ nữ hoạt động như thế nào?

Phụ nữ sinh ra với một số lượng trứng cố định khoảng từ 1 đến 2 triệu quả trứng và có suốt đời. Tuổi dậy thì, có khoảng 300.000 quả trứng còn lại trong buồng trứng. Những quả trứng còn lại vẫn còn nhưng không phải đều khỏe để được thụ tinh. Trong một tháng, một tuần trước khi rụng trứng, khả năng mang thai là cao.

Tỷ lệ sinh sản của cả phụ nữ và nam giới sẽ giảm dần theo độ tuổi làm giảm cơ hội thụ thai vào cuối những năm 30 tuổi, nhiều phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh sớm vào cuối độ tuổi 40.

Chức năng sinh sản những năm 20 tuổi

Vào đầu những năm 20 tuổi khả năng sinh sản của phụ nữ đạt cao nhất. Các nghiên cứu cho rằng cơ hội thụ thai cao nhất phụ nữ ở độ tuổi này có khoảng 1/4 cơ hội mang thai trong một chu kỳ kinh nguyệt. Vì 90% trứng trong buồng trứng có nhiễm sắc thể bình thường.

Chức năng sinh sản ở độ tuổi trên 25

Từ 25 đến 34 tuổi, tỷ lệ sinh sản ở phụ nữ giảm khoảng 10% cơ hội thụ thai là 86%. Sau khi cố gắng trong một năm có thể không có thai ngay lập tức nhưng vẫn có khả năng thụ thai thành công. Nguy cơ sảy thai trong giai đoạn này tương đối cao hơn năm đầu 20 tuổi.

do-tuoi-co-suc-khoe-sinh-san-tot-nhat-la-24-35-tuoi

Độ tuổi có sức khỏe sinh sản tốt nhất là 24-35 tuổi

Chức năng sinh sản ở độ tuổi 30

Nguy cơ sảy thai tăng lên 20% trong giai đoạn này, đầu những năm 30 tuổi vẫn là giai đoạn tốt để mang thai có 80% khả năng thụ thai

Ở độ tuổi này khi đang mang thai thai phụ cần theo dõi thai định kỳ để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra

Chức năng sinh sản ở độ tuổi sinh sản trên 35

Một số phụ nữ có thể gặp khó khăn khi tỷ lệ sinh giảm, nhiều báo cáo cho thấy rằng, có thể vẫn còn nhiều trứng trong buồng trứng, nhưng chất lượng có thể không tốt. Hầu hết phụ nữ mang trước tuổi 37. Thời gian này phụ nữ vẫn có thể lựa chọn phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm khi có vấn đề về chức năng sinh sản để sinh con. Thời gian này có nhiều nguy cơ sảy thai hơn. Nếu bạn đang có kế hoạch thụ thai trong độ tuổi 40 và 50 thì cần để đông lạnh trứng.

Chức năng sinh sản độ tuổi sinh sản sau 40

Khi chạm mốc 40 tuổi, chất lượng và số lượng của trứng đều giảm khi bạn thụ thai, nguy cơ sảy thai, sinh non sẽ tăng lên. Một số phụ nữ tiền mãn kinh thì cơ hội mang thai giảm xuống còn 5-10%. 90% trứng của phụ nữ là bất thường về nhiễm sắc thể trong giai đoạn này cách tốt nhất để thụ thai em bé là thụ tinh ống nghiệm.

Các vấn đề khi sinh con ở độ tuổi quá muộn

Sinh con càng muộn thì càng có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng thai người mẹ cũng càng có nguy cơ cao gặp phải vấn đề sức khỏe trong thai kỳ.

  • Dị tật thai: thai dị dạng, đột biến nhiễm sắc thể
  • Khả năng sảy thai khi mang thai lớn tuổi cao do sự giảm chất lượng trứng ngoài ra còn các rủi ro liên quan khác
  • Tiểu đường thai kỳ thường gặp hơn ở mẹ bầu mang thai khi lớn tuổi ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Tiểu đường thai kỳ gây tình trạng tăng huyết áp ở mẹ bầu, gây sinh non
  • Sinh con khi lớn tuổi dễ gặp nhiều vấn đề sức khỏe
  • Đẻ mổ: phụ nữ mang thai khi lớn tuổi phải đối mặt với nguy cơ sinh mổ cao dễ băng huyết sau sinh, đờ tử cung.
  • Nếu mang thai sau 35 tuổi, phụ nữ có thể gặp phải biến chứng như thai ngoài tử cung thai lưu, sinh non
  • Tăng huyết áp: Tăng huyết áp trong thai kỳ dẫn đến nguy cơ sinh non, thai kém phát triển tiền sản giật, và nhiều biến chứng khác.
  • Nguy cơ con chậm phát triển về thần kinh vận động cũng tăng mẹ càng lớn tuổi thì rối loạn nhiễm sắc thể rất cao.
  • Các nhà di truyền học đã chứng minh khoảng 50% phôi người sau thụ tinh bị rối loạn nhiễm sắc thể tăng cao khi bà mẹ trên 35 tuổi. Một số hội chứng bẩm sinh liên quan đến các bệnh liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể cho thai nhi có thể nhắc đến bao gồm hội chứng Down, Edwards, …
  • Sinh con trong độ tuổi nghị từ 20 đến 35 tuổi là độ tuổi tốt nhất cho cả mẹ và bé. Con sinh ra trong độ tuổi này cũng có sức khỏe tốt nhất vì giai đoạn này tỷ lệ gặp các bệnh di truyền do rối loạn NST cũng là thấp nhất. Mẹ bầu ít bị nguy cơ tăng huyết áp, tiền sản giật, sinh non. Ở độ tuổi này, người phụ nữ có tâm lý và kinh tế sẵn sàng để làm mẹ.
  • Đa số phụ nữ lớn tuổi sinh con gặp khó khăn trong việc thụ thai. Bên cạnh khả năng thụ thai, phụ nữ càng lớn tuổi sinh con càng khả năng các nhiễm sắc thể ở trứng dính vào nhau càng cao nguy cơ con chậm phát triển về thần kinh vận động cũng tăng. Theo một nghiên cứu, mẹ 30 tuổi có tỷ lệ sinh con bị bệnh Down là 1/952, trên 35 tuổi là 1/378, trên 45 tuổi là 1/30. Ở độ tuổi 20 – 34, phụ nữ đều được bác sĩ tư vấn nên sinh con.
  • Tuổi tác ảnh hưởng lớn đến khả năng làm mẹ sinh sản ít thuận lợi hơn. Vì vậy, phụ nữ có ý định mang thai nên bổ sung axit folic nên đi khám sớm, khám thai định kỳ đầy đủ. Việc có được đứa con khỏe mạnh còn phụ thuộc vào yếu tố di truyền lối sống của mẹ.

 

 

Rate this post
Back To Top