Giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu không? Câu hỏi này là lo lắng của không ít các người đang gặp phải tình trạng này. Thực tế, sự bất thường về số lượng tiểu cầu cảnh báo tình trạng sức khỏe nguy hiểm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Nội dung tóm tắt
1. Tình trạng giảm tiểu cầu là gì?
Tiểu cầu được sản xuất từ tủy xương. Tế bào này thường ở trong máu với số lượng tiêu chuẩn là 150.000 – 450.000/micro lít máu. Tiểu cầu có thời gian sống 7 – 10 ngày, rồi sẽ được thay thế bởi tế bào mới. Với người khỏe mạnh thì sự thay đổi đó diễn ra liên tục mà không có biến đổi lớn về số lượng tiểu cầu trong thời điểm nhất định.
Tình trạng giảm tiểu cầu là khi số lượng tiểu cầu trong máu tìm thấy ít hơn mức tiêu chuẩn là dưới 150.000 tế bào/micro lít máu. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến vai trò máu đông trong cơ thể.
Cụ thể là máu có thể chảy ra bên ngoài hoặc dưới da. Tùy mức độ tiểu cầu giảm nhẹ hay nặng sẽ khiến cho khả năng đông máu cũng bị ảnh hưởng mức độ khác nhau.
>>> Tham khảo thêm: Tổng hợp 6 ngân hàng lưu trữ máu cuống rốn uy tín Việt Nam
2. Biểu hiện giảm tiểu cầu
Nhiều người lo lắng tình trạng giảm tiểu cầu có phải ung thư máu không? Tuy nhiên nếu tình trạng giảm tiểu cầu thường sẽ có những triệu chứng dưới đây thì bạn không được chủ quan:
- Chảy máu cam, chảy máu chân răng không rõ nguyên nhân
- Xuất huyết dưới da với nốt mẩn đỏ kích thước nhỏ bằng đầu kim, nahats là ở 2 cẳng chân.
- Xuất hiện ban huyết với nốt ban đỏ kích thước trên 3mm dưới da.
3. Các tình trạng giảm tiểu cầu
- Giảm tiểu cầu mức nhẹ: Số lượng tiểu cầu giảm ít thường không gây ra triệu chứng rõ rệt. Người bệnh chỉ phát hiện tình trạng này khi làm xét nghiệm huyết đồ.
- Giảm tiểu cầu nặng: Tiểu cầu giảm xuống mức <20.000/micro lít máu cảnh báo tình trạng năng. Có thể dẫn tới chảy máu kéo dài không cầm được, thậm chí kinh nguyệt không có dấu hiệu dừng lại.
- Giảm tiểu cầu rất nặng: Nếu như tiểu cầu ở dưới 10.000/micro lít máu sẽ khiến cho máu chảy tự phát, xuất huyết dạ dày, dưới da, chân răng hoặc toàn thân. Triệu chứng này khiến cho rất nhiều người lo lắng về giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu hay không.
2. Giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu không?
Bệnh nhân giảm tiểu cầu hẳn là rất lo lắng về vấn đề này. Theo các chuyên gia bác sĩ, giảm tiểu cầu do nhiều nguyên nhân bên dưới:
2.1. Do nhiễm virus Dengue gây sốt xuất huyết
Virus Dengue, tác nhân gây sốt xuất huyết sẽ gồm có những biến chứng nghiêm trọng là giảm tiểu cầu. Bệnh sốt xuất huyết thường sẽ phải trải qua 3 giai đoạn. Trong đó giảm tiểu cầu thường xuất hiện ở giai đoạn 2 ( khoảng cuối ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 nhiễm bệnh).
Những người bệnh nhiễm virus như quai bị, thủy đậu, viêm gan B, C, nhiễm virus HIV,… với một số virus khác đều xuất hiện tình trạng giảm tiểu cầu nhẹ đến nặng. Đó là bởi virus hoạt động gây ức chế khả năng sản xuất tiểu cầu trong tủy xương.
Trong cơ thể không còn virus thì tủy xương sẽ sản xuất tiểu cầu như bình thường.
2.3. Dùng thuốc có thành phần kháng tiểu cầu
Một số thuốc chứa thành phần ức chế khả năng tạo tiểu cầu hay kháng thể phá hủy tiểu cầu. Bởi vậy, trường hợp này cần được làm xét nghiệm máu và điều tra lịch sử bệnh lý, thời gian dùng thuốc để xác định đúng nguyên nhân.
>>> Bạn có biết: Bật mí các cách làm tan máu bầm hiệu quả
2.4. Mắc bệnh lý ác tính
Để biết giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu không thì người bệnh phải được làm xét nghiệm sinh thiết theo chỉ định của bác sĩ. Thực tế, giảm tiểu cầu là biểu hiện thường thấy của ung thư máu. Bệnh này khiến cho cơ thể người bệnh bị tế bào ung thư máu chiếm nhiều ở vị trí ở tủy xương, ức chế khả năng sản xuất tiểu cầu.
2.5. Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
Tình trạng này là chứng rối loạn đông máu, dẫn tới xuất hiện nhiều vết bầm, chảy máu quá mức. Những triệu chứng nhận biết như: ban xuất huyết, xuất huyết dưới da và chảy máu niêm mạc…
2.6. Bệnh thiếu máu bất sản
Thiếu máu bất sản là tình trạng hiếm gặp. Đó là tình trạng bệnh nhân không sản xuất tế bào máu như bình thường, làm giảm số lượng tiểu cầu. Nguyên nhân có thể do dùng thuốc, nhiễm virus, thiếu máu bẩm sinh hay chất phóng xạ. Do vậy, những người qua thời gian hóa trị chữa ung thư cũng gặp phải tình trạng giảm hồng cầu và tiểu cầu.
2.7. Do di truyền
Đột biến gen di truyền được xem là một nguyên nhân giảm tiểu cầu thường thấy. Ở trẻ em sẽ dễ phát hiện những bệnh lý liên quan về máu.
2.8. Một số nguyên nhân khác
Như vậy, tình trạng giảm tiểu cầu có phải ung thư máu không thì chưa thể chắc chắn được. Bởi ngoài những nguyên nhân trên thì tiểu cầu giảm còn do một số nguyên khác như: Mang thai, lá lách to ( khiến tiểu cầu bị mắc kẹt trong lách không lưu thông trong máu bình thường), do uống rượu, …
Bài viết trên đây giúp bạn giải đáp câu hỏi giảm tiểu cầu có phải ung thư máu không? Người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị hiệu quả. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin liên quan khác.