Hướng dẫn cách tính bảo hiểm thai sản năm 2018

Đối với những quy định về chế độ thai sản năm 2018 mới nhất sẽ được chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Cách tính bảo hiểm thai sản cũng như về điều kiện hưởng, hồ sơ hưởng chế độ thai sản …

Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Chế độ thai sản bảo hiểm xã hội mới nhất – Lao động nữ mang thai

  • Lao động nữ sinh con
  • Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
  • Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi
  • Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản
  • Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Chú ý:

Các trường hợp:

  • Lao động nữ sinh con
  • Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
  • Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi

Người lao động phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Cách tính bảo hiểm thai sản

Ví dụ: Chị A sinh con ngày 18/01/2017 và tháng 01/2017 có đóng BHXH, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2016 đến tháng 01/2017, nếu trong thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Ví dụ: Tháng 8/2017, chị B chấm dứt hợp đồng lao động và sinh con ngày 14/12/2017, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 12/2016 đến tháng 11/2017, nếu trong thời gian này chị B đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị B được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Mức hưởng chế độ thai sản

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn.

Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Mức hưởng chế độ thai sản

Ví dụ: Chị C sinh con vào ngày 16/3/2018, có quá trình đóng BHXH như sau:

– Từ tháng 10/2017 đến tháng 01/2018 (4 tháng) đóng BHXH với mức lương 5.000.000 đồng/tháng

– Từ tháng 02/2018 đến tháng 3/2018 (2 tháng) đóng BHXH với mức lương 6.500.000 đồng/tháng.

=> Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị C được tính như sau:

( Ảnh )

Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị C là 5.500.000 đồng/tháng.

Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản

Theo Công văn 1075/BHXH-CSXH ngày 29/03/2016 của BHXH Việt Nam, thì:

  • Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc. Như vậy, khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định thì người lao động có thể nộp ngay hồ sơ cho người sử dụng lao động mà không phải đợi đến hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Sau khi đã hoàn thành hồ sơ thì các bạn có thể nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội để có thể giải quyết sớm quyền lợi cho bạn. Trên đây là cách tính bảo hiểm thai sản bạn có thể tham khảo để biết được những quyền lợi cũng như chế độ mà mình được hưởng.

5/5 - (1 bình chọn)
Back To Top