Qua trình đông máu diễn ra bình thường trong cơ thể, giúp cầm màu và ngắn không cho máu chảy nhiều khi bị thương. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp màu đông là gì? Sự hình thành máu đông khi nào sẽ gây nguy hiểm? Hãy cùng tìm hiểu trong chuyên mục bài viết dưới đây.
Nội dung tóm tắt
1. Máu đông là gì và được hình thành như thế nào?
Máu đông là kết quả của quá trình đông máu. Khi gặp chấn thương chảy máu thì nội máu bị tổn thương. Cơ thể sẽ kích hoạt phản ứng đông máu nhằm ngăn ngừa tình trạng mất máu quá nhiều.
Khi đó, tiểu cầu hình thành nút chặt tại vết thương còn huyết tương tạo ra sợi huyết giúp cho nút chặn tiểu cầu bền bỉ và vững chãi hơn. Vậy, cục máu đông có tác dụng gì trong trường hợp này?
Cục máu đông có tác dụng che phủ vùng cơ thể bị thương nhờ vào sự phối hợp giữa tiểu cầu và sợi huyết. Khi đó không phải cục máu đông nào cũng gây nguy hiểm như chúng ta thường nghĩ.
Trường hợp máu đông xuất hiện trong tĩnh mạch sâu, làm ngăn cản sự lưu thông máu trong cơ thể thì chắc chắn gây nguy hiểm. Bởi nó sẽ ngăn máu đến các cơ quan quan trọng như tim, não thì sẽ gây hậu quả khôn lường, tệ nhất là tử vong. Đó cũng chính là câu trả lời cho thắc mắc máu đông có nguy hiểm không.
Máu đông nguy hiểm này không có vị trí cụ thể, chúng có thể di chuyển bất cứ đâu như tĩnh mạch, động mạch hay các cơ quan trọng cơ thể thận, dạ dày, tim, phổi, não hoặc tay, chân.
>>> Xem thêm: Bệnh máu loãng là gì? Nguyên nhân và triệu chứng bệnh
2. Dấu hiệu nhận biết cục máu đông
Trường hợp máu đông không tự tan hoặc không điều trị đúng cách sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngoài xét nghiệm máu đông thì rất khó phát hiện vị trí cục máu đông này, bởi chúng hình thành và di chuyển khắp cơ thể.
Một số dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn phát hiện cục máu đông đang ở cơ quan nhất định nào trên cơ thể và cần lưu ý:
2.1. Não
Nguyên nhân khiến cục máu đông hình thành ở não là do chấn thương đột ngột hay sự tích tụ chất béo trong thành mạch máu. Chúng có thể bắt nguồn từ cơ quan khác như ngực và cổ, rồi di chuyển dần lên não.
Triệu chứng xuất hiện máu đông trong não mà bạn cần đặc biệt chú ý:
- Cơ thể yếu dần, mệt mỏi.
- Động kinh.
- Hoa mắt, chóng mặt, khó nói.
2.2. Tim
Máu đông hình thành ở tim sẽ nguy hiểm lớn cho cơ thể. Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu với người có tiền sử hay đang điều trị những bệnh lý liên quan đến tim mạch.
Dấu hiệu nhận biết cục máu đông ở tim bao gồm:
- Tức ngực dữ dội.
- Cánh tay đau dữ dội.
- Đổ mồ hôi nhiều.
- Khó thở.
2.3. Phổi
Máu đông không hình thành ở phổi, thường chúng sẽ xuất phát tại vị trí tĩnh mạch sâu tại chân và tay. Sau đó chúng vỡ ra rồi di chuyển ngược lên phổi.
Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thuyên tắc phổi – bệnh lý có tỷ lệ tử vong lên tới 30% nếu không phát hiện và xử lý kịp thời. Các bác sĩ khuyến cáo những dấu hiệu hình thành máu đông ở phổi như sau:
- Khó thở.
- Tức ngực.
- Ho không rõ lý do.
- Đổ mồ hôi nhiều.
- Chóng mặt.
2.4. Thận
Hình thành máu đông ở thận sẽ làm suy giảm chức năng của thận, nhất là quá trình loại bỏ chất thải ra ngoài cơ thể. Điều đó vừa gây huyết áp cao mà còn hình thành các bệnh lý nguy hiểm, nhất là suy thận.
Dưới đây là những biểu hiện máu đông hình thành ở thận cần chú ý:
- Đau bụng một bên.
- Đau chân hoặc đùi.
- Nước tiểu lẫn máu.
- Sốt.
- Buồn nôn.
- Huyết áp cao.
- Phù chân đột ngột.
- Khó thở.
>>> Xem thêm: Thông tin khái niệm nhóm máu hh là gì?
2.5. Chân và tay
Cục máu đông ở tay và chân không được chủ quan. Bởi theo lý giải ở trên, khi cục máu đông này vỡ ra sẽ di chứng lên phổi hay các cơ quan khác. Dưới đây là những triệu chứng điển hình cần chú ý:
- Sưng tấy.
- Cánh tay và chân có màu đỏ hoặc xanh.
- Nóng, ngứa.
- Đau đớn.
- Khó thở.
- Chuột rút.
3. Máu đông có nguy hiểm không?
Hiện tượng hình thành máu đông là vấn đề sinh lý, diễn ra hết sức bình thường trong cơ thể. Tuy nhiên, nhiều trường hợp xuất hiện máu đông không đúng nơi, đúng lúc. Nhất là vị trí tĩnh mạch sâu gần cơ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Khối huyết đó được xem là rào cản lớn với quá trình lưu thông máu. Chúng có thể gây tắc nghẽn hệ tuần hoàn một cách trầm trọng. Trường hợp không điều trị sớm sẽ để lại cơn đau dai dẳng cho bệnh nhân.
Thậm chí, cục máu đông này còn di chuyển sang cơ quan khác, nhất là tim và não có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Bởi đây là nguyên nhân hàng đầu gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tử vong.
Việc làm cần thiết khi đó là xét nghiệm máu đông nhằm đánh giá, chẩn đoán những bất thường với khả năng đông máu của cơ thể. Do vậy, bác sĩ sẽ lên phương án điều trị sao cho phù hợp nhất.
Bài viết trên đây nhằm giải đáp tình trạng máu đông là gì? Máu đông có nguy hiểm không để giúp các bạn biết cách phòng tránh. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin liên quan khác. Chúc bạn thành công!