Nhóm máu của một người là do di truyền và được thừa hưởng từ cha mẹ. Với những người thuộc nhóm máu hiếm cần biết rõ bản thân mình thuộc nhóm máu gì để có biện pháp bảo vệ sức khỏe. Vậy máu hiếm là máu gì?.
Nội dung tóm tắt
Có bao nhiêu hệ nhóm máu?
Có 4 nhóm máu cơ bản: A, AB, B và O và các biến thể dương hay âm tính của các nhóm máu này. Năm 1901, nhà bác học vĩ đại Karl Landsteiner đã phát hiện ra hệ nhóm máu ABO, những năm sau đó có nhiều hệ nhóm màu hồng cầu khác đã được phát hiện như Rh, Kell, Kidd, Duffy, Lewis, MNS… mở ra kỷ nguyên mới trong thực hành truyền máu.
Xem thêm: Thông tin khái niệm nhóm máu hh là gì?
Năm 2019, Hội Truyền máu quốc tế công nhận có tới 39 hệ nhóm máu hồng cầu với 367 kháng nguyên nhóm máu khác nhau. Mỗi hệ nhóm máu sẽ có các nhóm máu khác nhau do sự có mặt hay vắng mặt của các kháng nguyên mang đặc tính di truyền trên bề mặt hồng cầu và kháng thể. Hệ nhóm máu Rh có hệ kháng nguyên đa dạng và phức tạp với 50 kháng nguyên và kháng nguyên D là phổ biến nhất.
Nhóm máu của một người sẽ dựa trên việc họ có các phân tử hay protein nhất định hay không gọi là kháng nguyên.
Nhóm máu hiếm là máu gì?
Ở Hoa Kỳ, nhóm máu AB- được coi là nhóm máu hiếm nhất, và O+ là phổ biến nhất. Trung tâm Máu Trường Y khoa Stanford xếp hạng các nhóm máu ở Hoa Kỳ từ hiếm nhất đến phổ biến nhất như sau:
- AB- (0.6%)
- B- (1.5%)
- AB+ (3.4%)
- A- (6.3%)
- O- (6.6%)
- B+ (8.5%)
- A+ (35.7%)
- O+ (37.4%)
Tại Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc có tỷ lệ nhóm máu Rh(D) âm trong cộng đồng cao hơn nhiều, vào khoảng 15% – 40% dân số. Kháng nguyên nhóm máu còn có tỷ lệ khác nhau tùy vào chủng tộc, quốc gia và các vùng địa lý.
Xem thêm: Ăn gì bổ máu cho bà bầu để thai nhi phát triển khỏe mạnh
Phân bố các nhóm máu tại Việt Nam
Theo Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, hệ nhóm máu ABO gồm 4 nhóm máu là A, B, O và AB với tỷ lệ phân bố trong cộng đồng khác nhau. Ở Việt Nam, tỷ lệ phân bố như sau: nhóm O khoảng 45%, nhóm B khoảng 30%, nhóm A khoảng 20% và nhóm AB khoảng 5%.
Ở Việt Nam, hệ Rh có 2 nhóm máu thường gặp là Rh(D) dương và Rh(D) âm, hay còn gọi là Rh(D)+ và Rh(D)-. Nhóm máu Rh- chiếm tỷ lệ rất ít, khoảng từ 0,04% – 0,07% dân số, nên nhóm máu Rh- được gọi là nhóm máu hiếm. Nhóm máu AB Rh- là nhóm máu hiếm nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên theo quy luật cho nhận hiện nay thì nhóm máu O Rh- sẽ gặp nhiều rủi ro nhất vì chỉ nhận được từ nhóm máu O Rh-.
Nhóm máu hiếm có ảnh hưởng gì?
Những người thuộc nhóm máu hiếm Rh- sẽ gặp khả năng rủi ro cao hơn vì khi cần truyền máu do tai nạn, cấp cứu không phải cơ sở y tế, bệnh viện nào cũng có sẵn nhóm máu hiếm này. Có sự di truyền đi qua bánh nhau chống lại kháng nguyên và có trên bề mặt hồng cầu của con và gây ngưng kết hồng cầu, gọi là tan máu gây sảy thai, thai chết lưu. Khi mang thai có thể xảy ra tai biến truyền máu ngay ở lần nhận máu nhóm Rh+ đầu tiên.