Giải đáp: Bệnh máu loãng là gì?

mau-loang-la-gi

Bệnh máu loãng đã gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho nhiều người bệnh để lại vết tím bầm hay vết thương chảy máu không thể cầm. Bệnh máu loãng là gì? Triệu chứng nhận biết như thế nào?.

Hiện tại chưa có cách chữa trị bệnh máu loãng nhưng bệnh nhân có thể được điều trị bằng cách truyền yếu tố đông máu thông qua đường tĩnh mạch. Ngày nay, máu loãng đang trở thành căn bệnh rất phổ biến đối với người trẻ. Mắc bệnh này khiến người bệnh gặp rất nhiều rắc rối như không được tham gia các hoạt động dễ gây tổn thương.

Nội dung tóm tắt

Bệnh máu loãng là gì?

Bệnh máu loãng còn gọi là bệnh hemophilia do giảm một trong các yếu tố đông máu, yếu tố VIII hoặc yếu tố IX. Rối loạn này là do giảm một trong các yếu tố đông máu không kiểm soát được. Mức độ nguy cơ chảy máu phụ thuộc vào mức giảm yếu tố đông máu. Bệnh máu loãng để lại nỗi đau cho nhiều gia đình vì người bị bệnh máu loãng, hàng ngày họ luôn phải cố gắng tránh bị thương do chảy máu không thể cầm. Các phương pháp điều trị tốn nhiều chi phí mà không hiệu quả đối với tất cả mọi người.

Bệnh máu loãng là căn bệnh hiếm gặp, nguyên nhân có thể do rối loạn di truyền và điều trị chưa triệt để. Bệnh lý này không có mối đe dọa lớn nhưng khi cơ thể bị thương sẽ dẫn tới tình trạng chảy máu sâu bên trong cơ thể.

Bệnh máu khó đông không chỉ khiến bạn khó cầm máu khi bị thương mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng.

mau-loang-la-gi-1
Bệnh máu khó đông là một dạng rối loạn chảy máu di truyền

Xem thêm: Máu hiếm là máu gì? Có bao nhiêu hệ nhóm máu?

Người mắc bệnh này sẽ khó cầm máu hơn bình thường dẫn đến chảy máu quá mức. Người bệnh máu loãng do bị thiếu một số protein giúp đông máu gọi là yếu tố đông máu. Có 13 loại yếu tố đông máu cùng phối hợp với tiểu cầu, người mắc bệnh này đi truyền một khiếm khuyết trong các gene quy định các yếu tố đông máu VIII, IX hoặc XI. Gene gây bệnh là một gene lặn liên quan đến nhiễm sắc thể X.

Gene gây bệnh máu khó đông nằm trên nhiễm sắc thể X nên con sẽ trai sẽ nhận gene gây bệnh máu khó đông từ mẹ.

Nguyên nhân mắc bệnh máu loãng

Bệnh máu loãng nguyên nhân có tính di truyền, có trẻ em vừa sinh ra đã mắc bệnh, ở một số người bị đột biến gen cũng sẽ diễn ra tình trạng máu loãng.

mau-loang-la-gi-2
Các dạng của bệnh máu khó đông

Xem thêm: Thông tin khái niệm máu hh là gì?

Có ba dạng A, B, C đó là:

  • Dạng A (Hemophilia A):  là dạng phổ biến nhất gây ra bởi sự thiếu hụt yếu tố đông máu VIII. Dạng B (Hemophilia B): đây là dạng do thiếu yếu tố đông máu IX gây ra.
  • Dạng C (Hemophilia C): là dạng bệnh nhẹ do thiếu yếu tố đông máu XI. Người mắc bệnh này thường là bị nhẹ

Các triệu chứng của bệnh máu loãng

Nếu bạn đang nhận thấy dấu hiệu dưới đây, cần đi khám ngay:

  • Cứng khớp
  • Phân có máu
  • Đau ở khớp
  • Vết thâm sâu
  • Chảy máu quá nhiều
  • Kích ứng (ở trẻ em)
  • Chảy máu nướu răng
  • Chảy máu cam thường xuyên
  • Có lẫn máu trong nước tiểu
  • Vết bầm tím lớn, không rõ nguyên nhân
  • Ở trẻ sơ sinh, trẻ quấy khóc khó chịu mà không giải thích được
  • Chảy máu trong não

Cách hạn chế bệnh máu loãng

Để hạn chế tình trạng bệnh máu loãng, bạn nên:

  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe cơ bắp và xương khớp nhưng tránh các môn thể thao gây tổn thương
  • Khi bị chảy máu cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị
  • Không ăn đồ ăn quá cứng và có xương để hạn chế chảy máu chân răng.
  • Tuyệt đối hạn chế tình trạng bệnh máu loãng không được sử dụng các sản phẩm thuốc giảm đau hay thuốc có công dụng làm loãng máu.
  • Không áp dụng các phương pháp châm cứu, tiêm bắp vì có thể bạn bị chảy máu không kiểm soát được.
  • Hạn chế tối đa các chấn thương, nếu không sơ cứu được nên đến ngay cơ sở y yế để được điều trị kịp thời.
  • Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn để kiểm soát tốt các yếu tố đông máu.
Rate this post
Back To Top