Nét đặc trưng trong phong cách hội họa phương Đông

Hội họa phương Đông chủ yếu chịu ảnh hưởng từ những nền văn hóa và tôn giáo đa dạng, mang đặc trưng dân tộc rõ rệt. Để giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề này, bài viết dưới đây xin chia sẻ nét đặc trưng trong phong cách hội họa của một số quốc gia phương Đông.

Phong cách hội họa Trung Quốc

Hội họa Trung Quốc là một trong những nghệ thuật thuyền thống được tiếp nối lâu đời nhất trên thế giới. Loại hình này bắt đầu bằng nghệ thuật thư pháp dùng mực Tàu và bút lông viết/vẽ lên giấy hoặc lụa. Hội họa Trung Quốc gồm 2 kỹ thuật hội họa chủ yếu là gong-bi và Shui-mo.

Gong-bi: xuất hiện vào thời nhà Hán, cách đây khoảng 2000 năm. Kỹ thuật này đòi hỏi chi tiết rất cao và chỉ sử dụng 4 loại bút để vẽ gồm: Bút Hồng Mao có nét to, dầy để vẽ những đường biên hoặc nền. Yi Wen để vẽ những nét mảnh dài, Ye Jing để vẽ hoa hay những họa tiết nhỏ và Xie Zhua là nét nhỏ nhất, mảnh như cánh chuồn. Những bản vẽ phác thường vẽ trên giấy Điệp, sau đó được vẽ lên loại giấy Dó có độ thấm hút mực cao.

Shui-mo: Nội dung tranh thường là những bức vẽ thủy mặc, sử  dụng mực tàu pha với nước để vẽ trên giấy hoặc lụa. Tương truyền, tranh thủy mặc vẽ sơn thủy có từ thời nhà Lưu Tống, thế kỷ thứ V , sau đó phát triển và du nhập vào một số quốc gia khác như Việt Nam, Nhật Bản, Hà Quốc. Tranh vẽ bằng mực mài và sử dụng bút lông. Dòng tranh này tinh tế với tính nghệ thuật cao, trên một nét vẽ, màu có thể chuyển từ đậm sang nhạt tùy vào lực và tốc độ di chuyển, gọi nét vẽ có sắc điệu.

Phong cách hội họa Nhật Bản

Theo những tin tức chia sẻ trên nguoiduongthoi.com.vn, đặc trưng đầu tiên của những bức vẽ Nhật Bản là sự đơn giản và thanh thoát. Hội họa Nhật là sự giao thoa và ảnh hưởng từ nhiều nền hội họa khác nhau, điển hình là Trung Quốc và một số quốc gia phương Đông.

Tại “đất nước mặt trời mọc” có những trường đào tạo riêng các nghệ sỹ đi theo tư tưởng và phong cách vẽ Nhật Bản. Chẳng hạn trường “Suibokuga”, mực vẽ sử dụng chỉ là màu đen.Trường này chịu ảnh hưởng trực tiếp từ phong cách hội họa của Trung Quốc và đạo Phật.

Tuy nhiên, tại trường trường “Suibokuga”, trường “Kano” được thành lập từ thế kỷ XV sử dụng màu vẽ ngoài màu đen. Gần giống với Kano thì trường Shijo, chủ thể trong những bức tranh là những người bình thường, những cảm xúc hàng ngày xung quanh. Trường này hiên về siêu thực và biếm họa .

Phong cách hội họa Ấn Độ

Hội họa là quốc gia có văn hóa và lịch sử lâu đời tại phương Đông. Hầu hết những lĩnh vực đời sống đều chịu ảnh hưởng của nền văn hóa này, trong đó có hội họa. Phong cách nghệ thuật hội họa Ấn Độ có sự thay đổi theo dòng lịch sử.

Theo một số tư liệu lịch sử, hội họa Ấn Độ có sự xuất hiện từ rất sớm. Khoảng những năm 5000 TCN đã có sự xuất hiện của những bức tranh được vẽ lên đá.

Dưới triều đại hoàng đế Mughal, hội họa Ấn Độ có nhiều sự thay đổi, hình thành lên phong cách vẽ Mughal. Hamzanama là một bức tranh nổi tiếng cho tới tận ngày nay.

Tới triều đại của hoàng đế Rajput, lĩnh vực này bắt đầu được quan tâm hơn. Chủ đề trong những bức vẽ thường tập trung vào những anh hùng Ấn Độ, phong cảnh và cuộc sống con người. Tranh sử dụng nhiều mực màu, các màu mực này làm từ nhiều thành phần nguyên liệu quý như đá quý, bạc, thậm chí là vàng.

Tranh Mysore được đánh giá cao về độ chi tiết cũng như cách sử dụng màu sắc dịu nhẹ, chủ đề các bức tranh Mysore là các vị thần, phong cảnh xuất hiện trong thần thoại Hindu.

Bên cạnh đó, tranh Tanjore lại là dòng tranh cổ nổi tiếng nhất vùng Nam Ấn. Những bức tranh thường có sự sử dụng màu sắc phong phú, rất chi tiết và sang trọng. Đặc biệt, đá quý và thuốc nhuộm được sử dụng chủ yếu khi vẽ.

Rate this post
Back To Top