Nhóm ngành kinh tế luôn có tỷ lệ thí sinh lựa chọn học nhiều, tuy nhiên có những thí sinh theo học khối D nhưng chưa biết các ngành Kinh tế xét tuyển khối này. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết về các ngành Kinh tế khối D, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu.
Nội dung tóm tắt
Các ngành Kinh tế khối D
Kinh tế là nhóm những ngành học liên quan đến hoạt động buôn bán hàng hóa, trao đổi, giao thương, logistics, dịch vụ giữa các cá thể, hộ kinh doanh, người tiêu dùng, công ty, doanh nghiệp… Có thể thấy rằng kinh tế là ngành học bao gồm nhiều lĩnh vực có mối quan hệ gắn chặt với nhau với các lĩnh vực Khoa học kỹ thuật, Công nghiệp, Dịch vụ, Xã hội học, Sản xuất nông nghiệp…
Tại tất cả quốc gia hiện nay ngành Kinh tế là một ngành đóng vai trò quan trọng và giống như một mạng lưới toàn cầu bao gồm nhiều ngành đều có hoạt động gắn chặt với nhau và mang tính thống nhất. Bởi vậy quốc gia muốn phát triển kinh tế sẽ cần chú trọng đến việc đào tạo thế hệ tương lai.
Ngành Kinh tế tuyển sinh ở hầu hết các tổ hợp xét tuyển như tổ hợp khối A, tổ hợp xét tuyển khối D, tổ hợp xét tuyển khối C có bao gồm môn Toán hoặc Tiếng anh… Ở mỗi tổ hợp sẽ phù hợp với chuyên ngành Kinh tế khác nhau
Xem thêm:
- Ngành Công nghệ thực phẩm có xét tuyển khối C không?
- Giải đáp thắc mắc: Ngành Luật khối C lấy bao nhiêu điểm?
Dưới đây là một số ngành Kinh tế xét tuyển khối D như:
Ngành Quản trị kinh doanh
Khi học ngành Quản trị kinh doanh sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức nền tảng đến chuyên sâu với các mảng như Quản trị doanh nghiệp, Quản trị tài chính ngân hàng, Quản trị Marketing.
Bên cạnh đó còn được học tập các kỹ năng cần thiết cho công việc như xây dựng chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh, lập kế hoạch tiếp thị, xây dựng các chiến lược phân phối sản phẩm, truyền thông thương hiệu, khảo sát và tìm kiếm thị trường kinh doanh, đồng thời đàm phán và giải quyết các vấn đề xảy ra trong kinh doanh.
Sau khi tốt nghiệp ra trường sinh viên có thể đảm nhiệm ở nhiều vị trí công việc như: Nhân viên xây dựng chiến lược phát triển, Nhân viên phát triển thị trường tìm kiếm đối tác, nhân viên kinh doanh… Sau thời gian tích lũy kinh nghiệm, có nhiều năng lực chuyên môn hơn sẽ thăng chức lên trưởng phòng Marketing, trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng hành chính nhân sự…
Ngành Tài chính ngân hàng
Ngành Tài chính ngân hàng sẽ trang bị cho sinh viên các kiến thức như phân tích tài chính, thị trường tiền tệ, các kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ ngân hàng như thương mại, biết cách phân tích dự báo liên quan đến tài chính.
Bên cạnh đó sinh viên được học và rèn luyện các kỹ năng mềm như: Giới thiệu sản phẩm, giao tiếp khách hàng, thuyết phục khách năng, khả năng làm việc nhóm, quản lý thời gian, khả năng phân tích…
Trong chuyên ngành Tài chính ngân hàng bao gồm nhiều các chuyên ngành như: Chuyên ngành ngân hàng, chuyên ngành tài chính doanh nghiệp, chuyên ngành định giá tài sản, chuyên ngành thuế, chuyên ngành quản lý tài chính công, chuyên ngành tài chính bảo hiểm, chuyên ngành đầu tư tài chính…
Ngành Kinh doanh thương mại
Thị trường kinh tế phát triển như hiện nay nhiều những công ty, doanh nghiệp đều cần đến đội ngũ kinh doanh để cạnh tranh và phát triển bền vững hơn nữa. Chính vì vậy khi theo học ngành Kinh doanh thương mại sinh viên sẽ được đào tạo nhiều những kiến thức về: Hoạt động bán lẻ, bán hàng, Quản trị thương mại xuất nhập khẩu, nghiên cứu thị trường, nghiệp vụ bán hàng, marketing…
Sau khi theo học ngành Kinh doanh thương mại các tân cử nhân có thể làm các công việc như: Nhân viên kinh doanh hàng không, tàu biển, nhân viên kinh doanh, nhân viên xuất nhập kho, chuyên viên chăm sóc khách hàng…
Ngành Kinh tế đối ngoại
Các kiến thức sinh viên ngành Kinh tế đối ngoại sẽ được học tập như: Quản lý thị trường đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế, đàm phán quốc tế, vận tải và bảo hiểm trong thương mại quốc tế…
Bởi vậy sau khi ra trường sinh viên có thể làm tốt các công việc như: Chuyên viên phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu, chuyên viên xây dựng và phát triển mối quan hệ với đối tác, tham gia vào việc thương lượng và đàm phán ký kết hợp đồng mua bán, chuyên viên xử lý quá trình thanh toán, vận chuyển kho bãi…
Danh sách các trường đào tạo ngành kinh tế khối D
Danh sách các trường ở miền Bắc | Danh sách các trường ở miền Nam |
Đại học Kinh tế – Đại học Quốc Gia Hà Nội | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh |
Đại học Khoa học và Xã hội – Đại học Quốc Gia Hà Nội | Đại học Ngoại Thương |
Đại học Kinh tế Quốc dân | Đại học Tôn Đức Thắng |
Học viện Tài chính | Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh |
Đại học Bách Khoa Hà Nội | Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh |
Đại học Thương Mại | Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh |
Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông | Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh |
Học viện Ngân hàng | Đại học Tài chính Marketing |
Đại học công nghiệp Hà Nội | Đại học Lao động – Xã hội |
Học ngành Kinh tế khối D ra trường làm gì?
Kinh tế là ngành có cơ hội việc làm rộng mở, tuy nhiên sẽ tùy thuộc vào chuyên ngành Kinh tế sinh viên lựa chọn học trước đó mà vị trí làm việc khác nhau.
Một số các công việc sau khi học xong ngành Kinh tế khối D sinh viên có thể làm việc như:
– Làm việc ở những bộ phận như quản lý sản xuất, bộ phận marketing, bộ phận hỗ trợ – giao dịch khách hàng tại các công ty, tập đoàn chuyên về lĩnh vực kinh tế.
– Trở thành chuyên viên ở những ngân hàng, doanh nghiệp, công ty, tập đoàn làm về tài chính.
– Tham gia vào các công việc ở những đơn vị thương mại điện tử hoặc nhiều đơn vị khác nhau.
– Làm các công việc như chuyên viên xuất nhập khẩu, chuyên viên đối ngoại, chuyên viên hoạch định tài chính….
Trên đây là toàn bộ thông tin chúng tôi chia sẻ về các ngành Kinh tế xét tuyển khối D để các bạn thí sinh tham khảo. Hy vọng bạn có thể lựa chọn được được ngành học phù hợp với bản thân.