Ngành bảo hiểm có dễ xin việc làm hay không?

Ngành bảo hiểm là một ngành học được đánh giá là còn khá mới tại Việt Nam nhưng lại đang được quan tâm trong vài năm gần đây. Hãy cùng tìm hiểu xem ngành bảo hiểm có dễ xin việc hay không và cơ hội việc làm của nó trong tương lai như thế nào.

Nội dung tóm tắt

Có nên học ngành bảo hiểm?

Ngành bảo hiểm hiện đang là một trong những ngành rất phát triển tại Việt Nam và đang không ngừng đổi mới về chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng. Theo dự báo thị trường lao động của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ nhu cầu việc làm của ngành bảo hiểm tăng 61 nghìn người trong năm 2016, và ước tính con số này sẽ tăng theo cấp số nhân trong vòng 5 năm tới.

Ngành bảo hiểm có dễ xin việc?

Ngành bảo hiểm có dễ xin việc?

Nhìn vào con số thực về cơ hội việc làm rất lớn của thị trường bảo hiểm của Việt Nam thì không có lý do gì để bạn phải lo lắng về tương lai khi theo học ngành này. Chỉ cần bạn đủ kiên trì và cố gắng hãy tự tin theo ngành này bạn chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều thành công.

Hàng năm nhu cầu nhân lực của ngành bảo hiểm vẫn không ngừng tăng lên, cơ quan BHXH các cấp luôn có nhu cầu tuyển mới hơn 1000 cán bộ vào làm đúng chuyên ngành. Dự tính nhu cầu về nguồn nhân lực đến năm 2020 là 60.000 cán bộ và hơn 500.000 đại lý trên cả nước. Trong khi đó thì hiện nay trên cả nước có khá ít cơ sở đào tạo  cử nhân về bảo hiểm, số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm chưa đáp ứng đủ nhu cầu tuyển dụng thực tế của ngành.

Từ những con số trên chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi Ngành bảo hiểm có dễ xin việc?

***Có thể bạn quan tâm:

>> Ngành bảo hiểm học trường nào có chất lượng đào tạo tốt?

Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt nhân lực của ngành bảo hiểm

Theo ý kiến của TS. Phí Trọng Thảo, Giám đốc Trung tâm đào tạo Bảo Việt, có 5 nguyên nhân chính dẫn đến sự thiếu hụt nhân lực của ngành bảo hiểm đó là:

  • Do thị trường về bảo hiểm tại Việt Nam nói chung có tốc độ phát triển nhanh nhưng các cơ quan bảo hiểm lại không có sự chuẩn bị trước về nhân lực, nguồn nhân lực của thị trường bảo hiểm lại yếu về chất lượng, không được đào rạo ra đúng ngành.
  • Thị trường bảo hiểm của các hãng bảo hiểm khác nhau đang hoạt động trong môi trường thiếu chuẩn;
  • Do công tác quản lý và giám sát các hoạt động làm việc của các doanh nghiệp bảo hiểm chưa theo kịp với tốc độ phát triển của thị trường bảo hiểm.
  • Các doanh nghiệp bảo hiểm chưa có sự cố gắng và thay đổi nâng cao năng lực cán bộ, đào tạo chuẩn nhân viên để cùng nhau phát triển bền vững DN nói riêng và thị trường nói chung;
  • Doanh nghiệp bảo hiểm và các cơ sở đào tạo chưa có sự phối kết hợp cùng nhau phát triển.

Ngành bảo hiểm ra trường làm gì?

Với thị trường bảo hiểm như hiện nay tại Việt Nam thì nhu cầu nhân lực cần đáp ứng vẫn vô cùng lớn nhất là lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ. Tính trong năm 2018 nguồn nhân lực cho ngành này là hơn 400.00 người nhưng số lượng ấy vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.

Nhân lực ngành bảo hiểm đang thiếu nhiều

Nhân lực ngành bảo hiểm đang thiếu nhiều

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành bảo hiểm tại các trường Đại học sinh viên có nhiều cơ hội để tìm việc đúng chuyên ngành bảo hiểm. Sinh viên có thể làm những công việc như cán bộ phân tích tài chính, quản trị rủi ro,  tư vấn bảo hiểm, quản lý tài chính về bảo hiểm trong các doanh nghiệp, các công ty bảo hiểm,…

– Nhân viên Tư vấn bảo hiểm: Bạn sẽ là người đại diện cho công ty bảo hiểm đi gặp gỡ và tư vấn cho khách hàng về tài chính cá nhân cũng như tham gia mua bảo hiểm của công ty mà họ làm đại diện. Sau khi hợp đồng bảo hiểm cá nhân hay doanh nghiệp được ký kết thì người tư vấn sẽ được nhận thù lao từ công ty bảo hiểm.

– Nhân viên phát triển sản phẩm bảo hiểm: Bạn sẽ có nhiệm vụ nghiên cứu xem nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng bảo hiểm để hoàn thiện các mẫu dịch vụ và thiết kế các sản phẩm bảo hiểm mới cho khách hàng.

– Nhân viên quản trị rủi ro và bảo hiểm: Bạn sẽ được làm việc tại các doanh nghiệp lớn như ngân hàng, khu công nghiệp, tập đoàn kinh tế, tổng công ty… Có trách nhiệm phải nghiên cứu về toàn bộ hoạt động của đơn vị tham gia bảo hiểm để xác định các dạng rủi ro và mức độ ảnh hưởng của chúng đối với doanh nghiệp.

>> Xem thêm cơ hội xin việc ngành Cao đẳng Dược

Hiện nay trên cả nước mới có 5 cơ sở đào tạo cử nhân về bảo hiểm:

  •     Đại học kinh tế quốc dân
  •     Đại Học Lao Động – Xã Hội
  •     Đại Học Hàng Hải,
  •     ĐH Kinh tế TP.HCM,
  •     Học viện Tài chính

Bài viết đã thông tin cho bạn về vấn đề ngành bảo hiểm có dễ xin việc và cơ hội nghề nghiệp nếu bạn theo ngành này. Hi vọng bạn sẽ tìm được con đường phát triển đúng đắn nếu yêu thích ngành bảo hiểm.

5/5 - (2 bình chọn)
Back To Top