“Những ông lớn” trong ngành truyền hình Việt Nam

Đài truyền hình Việt Nam, đài tiếng nói Việt Nam, kênh truyền hình quốc hội, … được mệnh danh là “những ông lớn” trong ngành truyền hình Việt Nam mang tầm ảnh hưởng đến quốc gia và quốc tế.

Mặc dù báo mạng điện tử ra đời, phát triển mạnh mạnh và cạnh tranh khốc liệt với ngành truyền hình nhưng loại hình báo chí truyền hình vẫn có những thế mạnh riêng để có thể đứng vững trong thời đại đa phương tiện truyền thông này. Những tờ báo mạng điện tử cũng thường có thêm chuyên mục truyền hình vì nhận thấy những ưu việt của nó.

“Những ông lớn” trong ngành truyền hình vừa phải cạnh tranh gay gắt với các loại hình báo chí khác vừa phải cạnh tranh với những đơn vị khác trong chính truyền hình. Mỗi cơ quan truyền hình lớn đều có những thế mạnh riêng để phát huy và giữ vững “phong độ” cũng như chức năng thông mình. Vậy “những ông lớn” trong ngành truyền hình Việt Nam là ai?

1. Đài truyền hình Việt Nam

Đài truyền hình Việt Nam hay còn gọi là đài truyền hình quốc gia nằm ở 43 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội. Đây là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Hiện nay, đài truyền hình quốc gia Việt Nam có 7 kênh, từ VTV1 – VTV7. Trong đó VTV1 là kênh tin tức, thời sự, chính trị tổng hợp, kênh VTV2 là chuyên về giáo dục, VTV3 là kênh chuyên về giải trí, kênh VTV4 là kênh dành riêng cho đồng bào Việt Nam ở nước ngoài, VTV5 là kênh chuyên về dân tộc thiểu số, VTV 6 là kênh giành riêng cho giới trẻ. Mới đây, có thêm kênh VTV7 chuyên về giáo dục.

Đài truyền hình Việt Nam

Đài truyền hình Việt Nam có nhiệm vụ đưa thông tin ở mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học giáo dục ở những nơi có vụ “hot” nhất, dù là ở vùng sâu hay vùng trung tâm, dù ở trong nước hay nước ngoài. Tất cả đều được đội ngũ phóng viên truyền hình “săn” tin và ghi lại những hình ảnh chân thực giúp người xem có cảm giác như vừa được chứng kiến sự việc đang diễn ra trước mắt mình.

2. Đài tiếng nói Việt Nam

Vốn là đài  phát thanh được thành lập từ năm 1946, khi Hồ chí Minh dành được chiến thắng và khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ” đây là đài tiếng nói Việt Nam phát thanh từ Hà Nội thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ( nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam thời đó) . Đài tiếng nói Việt Nam cũng là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước ta.

Việc thành lập thêm kênh truyền hình và ngày càng càng phát triển mạnh, cạnh tranh với các đơn vị truyền hình khác khiến đài tiếng nói Việt Nam được liệt kê vào danh sách “những ông lớn” trong ngành truyền hình Việt Nam. “Ông lớn” này sẽ cạnh tranh gay gắt với đài truyền hình Việt Nam khi có thêm loại hình báo in  giúp phục vụ nhu cầu đa dạng của nhiều nhóm công chúng.

3. Truyền hình quốc hội

Là kênh thông tin – tin tức về Quốc hội và các hoạt động của Đảng và Nhà nước trong Quốc hội và các cử tri cả nước được Quốc hội Việt Nam phát sóng sản xuất kênh này. Trong những ngày bầu cử của Đảng và Nhà nước từ cấp trung ương đến địa phương, Kênh Quốc hội sẵn sàng nhận nhiệm vụ đưa thông tin bầu cử và các nội dung, quy định bầu cử đến cử tri xem đài và sẵn sàng tường thuật trực tiếp về cử tri đi tham gia bầu cử mọi lúc mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn và các cấp trong chính phủ.

4. Truyền hình Viettel

Kênh truyền hình Vietel ra đời cạnh tranh khốc liệt với những “ông lớn” khác trong ngành truyền hình Việt Nam. Tuy không chuyên nghiệp bằng những cơ quan vừa kể trên nhưng thế mạnh là có nhiều gói cước ưu đãi, giá rẻ hấp dẫn khách hàng. Truyền hình vietel ra đời với hằng trăm kênh đánh dấu sự đột phá trong làng truyền hình tư nhân.

5/5 - (1 bình chọn)
Back To Top