Quảng cáo truyền hình vô tình “tiếp tay” cho những việc xấu

Truyền hình đã tận dụng được thế mạnh của mình trong việc truyền tải thông điệp tới người đọc người nghe. Từ chương trình truyền hình, phim truyền hình đều hướng đến giáo dục con người nhưng trong số đó vô tình nhà đài đã tiếp tau cho những việc làm không tốt, nhất là khi quảng cáo truyền hình.

Quảng cáo trên truyền hình hết sức đa dạng và ngày càng có nhiều ý tưởng mới lạ, hấp dẫn. Quảng cáo trên truyền hình hướng đến đối tượng  là công chúng cả nước và vô hình dung, con người có nhiều suy nghĩ tiêu cực khi xem xong một đoạn quảng cáo truyền hình nào đó.

Nội dung tóm tắt

Quảng cáo truyền hình “tiếp tay” cho vấn đề trọng nam khinh nữ

Nhiều đoạn quảng cáo trên truyền hình đều được dựng lại theo một mô típ chung là người đàn ông lịch lãm thành đạt xách cặp  trở về nhà sau một ngày làm việc. Cảnh tiếp theo sẽ là người vợ đang nội trợ, tiếp nữa là người chồng đến ôm hôn vợ từ phía sau và cuối cùng là cả nhà đoàn tụ. Có thể chủ ý của người viết kịch bản hoàn toàn khác nhưng nên nhớ nguyên lý “tảng băng trôi”: 3 phần nổi bảy phần chìm.

Quảng cáo truyền hình vô tình làm tăng vấn đề bình đẳng giới

Những gì nổi lên bề mặt thước phim chỉ có thể là quảng cáo gói mì chính hay bếp điện, máy giặt nhưng khán giả hoàn toàn có quyền suy nghĩ theo hướng khác, Trong khi cả xã hội đang đấu tranh để được bình đẳng giới mà những người làm truyền hình cần phải là những người tiên phong lại đi ngược lại với xã hội, vô tình đã xây dựng cho khán giả một gia đình mẫu mực phải là gia đình có chồng thành đạt còn vợ ở nhà nội trợ và trông con.

Quảng cáo truyền hình “tiếp tay” cho vấn đề tình dục

Tình dục là nhu cầu của con người, cả nam và nữ khi đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, để nhìn nhận một cách đúng đắn và đầy đủ về vấn đề này đòi hỏi phải mất nhiều thời gian đê tìm tòi, học hỏi. Thế nhưng, những đoạn clip quảng cáo trên truyền hình cũng vô tình “vun đắp” cho vấn đề tế nhị đó. Cũng lấy ví dụ từ clip trên, có thể thấy người vợ làm như để phục vụ người chồng chứ không phải vì tôn trọng hay ngưỡng mộ nhau.

Quảng cáo truyền hình tác động xấu đến vấn đề tình dục

Trong “chuyện ấy”, người chồng sẽ coi như nhiệm vụ của người vợ là phải phục vụ mình. Mà nếu “ép buộc” thì nào có hạnh phúc gì? Hãy để tình yêu từ trái tim, sự tôn trọng, ngưỡng mộ nhau hòa quyện với thể xác để được hạnh phúc viên mãn. Thế nhưng, những clip quảng cáo lại thường được phát sóng vào giờ vàng hoặc phát sóng vào các khung giờ các cặp vợ chồng chuẩn bị “lên giường”.

Quảng cáo truyền hình “tiếp tay” cho việc bạo hành trẻ em

Bạo hành trẻ em không chỉ thể hiện ở việc đánh đập bọn trẻ mà còn thể hiện ở việc cho chúng ở những nơi không đủ điều kiện sống hoặc bắt chúng làm việc quá mức. Không ít video quảng cáo trên truyền hình đều cho trẻ con làm mọi việc từ A đến Z để được bố mẹ thưởng một món quà nào đó. Điều này sẽ khiến cho công chúng nói chung không biết rằng bắt trẻ con làm việc chính là đang bạo hành bọn trẻ.

banner-my-pham
Banner mỹ phẩm quảng cáo tinh bột nghệ chưa kiểm định

Phim truyền hình đưa quá nhiều cảnh nóng

Mặc dù cảnh nóng thường thu hút khán giả nhưng việc đưa cảnh nóng quá kệch cỡm lên truyền hình sẽ rất phản cảm và hình thành những ý nghĩ xấu xa cho người xem. Thiết nghĩ, các đạo diễn nên cắt bớt cảnh nóng hoặc nhà đài cần cấm phát sóng những bộ phim quá nóng bỏng , vô văn hóa làm mất tính thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.

Rate this post
Back To Top