Những lợi ích của việc khám sức khỏe sinh sản là gì?

sức khỏe sinh sản là gì

Sức khỏe sinh sản là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hạnh phúc hôn nhân gia đình. Vậy sức khỏe sinh sản là gì? Hãy tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Nội dung tóm tắt

Sức khỏe sinh sản là gì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sức khỏe sinh sản là trạng thái khỏe mạnh về thể chất và tinh thần, cũng như sự hòa hợp xã hội về tất cả các phương diện liên quan đến hệ thống sinh sản trong suốt các giai đoạn của cuộc đời.

Sức khỏe sinh sản bao gồm:

  • Sức khỏe tinh thần: Mỗi cá nhân cảm thấy thoải mái với chính mình về sức khỏe tình dục và sinh sản. Bên cạnh đó, biết thừa nhận những nhược điểm, không tự ti và sống đoàn kết với mọi người.
  • Sức khỏe thể chất: Cơ thể khỏe mạnh, các cơ quan sinh dục nam/ nữ không bị tổn thương, đảm bảo cho việc thực hiện chức năng tình dục và sinh sản.
  • Sức khỏe xã hội: Đảm bảo sự an toàn cho xã hội và có mối quan hệ tốt với cộng đồng.

Chăm sóc sức khỏe sinh sản là một tập hợp các phương pháp, kỹ thuật và dịch vụ nhằm giúp cho con người có tình trạng sinh sản khỏe mạnh thông qua việc phòng chống và giải quyết những vấn đề liên quan. Điều này cũng bao gồm cả sức khỏe tình dục với mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống và mối quan hệ giữa con người với con người mà không chỉ dừng lại ở chăm sóc y tế và tư vấn một cách đơn thuần cho việc sinh sản và tình dục.

sức khỏe sinh sản là gìNhững lợi ích của việc khám sức khỏe sinh sản là gì?

Xem thêm: Tại sao cần phải xét nghiệm yếu tố máu Rh- khi mang thai?

Những lợi ích của việc khám sức khỏe sinh sản là gì?

Khám sức khỏe sinh sản bao gồm các xét nghiệm giúp đánh giá sức khỏe toàn thân và sức khỏe sinh sản. Việc này sẽ giúp các cặp đôi có sự chuẩn bị tốt hơn trước khi kết hôn hoặc có ý định mang thai.

Thực tế, khám sức khỏe sinh sản có thể thực hiện từ lúc một người bắt đầu có khả năng sinh sản cho đến khi kết hôn. Theo khuyến cáo, người trẻ nên đi khám tối thiểu 3 – 6 tháng trước khi có ý định sinh con. Nhờ đó, các bạn chuẩn bị có con hiểu rõ về tình trạng của mình và có sự chuẩn bị tốt nhất. 

Một số lợi ích có thể kể đến khi khám sức khỏe sinh sản như sau:

– Chuẩn bị những kiến thức và tâm lý cho cuộc sống vợ chồng, giúp cho việc sinh hoạt tình dục diễn ra được an toàn và thỏa mãn nhất.

– Tầm soát được một số bệnh lý phụ khoa, nam khoa.

– Phát hiện những bệnh lý lây lan qua đường tình dục như HIV, lậu, giang mai, sùi mào gà, viêm gan B…

– Trang bị kiến thức về kế hoạch sinh đẻ và nắm được các biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả.

– Kiểm tra các bệnh lý liên quan đến rối loạn di truyền, giúp phát hiện các dị tật bẩm sinh thai nhi. Đây là phần hết sức quan trọng nếu có ý định sinh con, giúp người mẹ có những chuẩn bị chu đáo để mang thai an toàn.

Khám sức khỏe sinh sản có thể coi như trách nhiệm của mỗi người nên làm để duy trì hạnh phúc hôn nhân và bảo vệ cho đứa con trong tương lai. Hiện nay, có nhiều người có tâm lý e ngại đi khám hoặc lo lắng nếu phát hiện ra bệnh sẽ dẫn đến đổ vỡ tình cảm, thậm chí có những trường hợp còn cho là không tin tưởng nhau mới đi khám.

Khám sức khỏe sinh sản gồm những gì?

Khám sức khỏe trước khi kết hôn bao gồm khám sức khỏe tổng thể và khám sức khỏe sinh sản. 

Khám sức khỏe tổng thể

Sức khỏe tổng thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cũng như quá trình sinh sản. Khám sức khỏe tổng quát bao gồm:

  • Kiểm tra sức khỏe chung: cân nặng, chiều cao, thị lực, mạch huyết áp, nước tiểu, siêu âm bụng, các xét nghiệm máu…
  • Xem xét tiền sử bệnh của vợ và chồng đã có những phẫu thuật nào; hay mắc các bệnh nào trước đây về tim mạch, bệnh truyền nhiễm; môi trường làm việc có tiếp xúc chất độc hại, các tai nạn, thương tích…
  • Kiểm tra xem có các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, giang mai, viêm gan B, sùi mào gà, hạ cam mềm, nấm…hay không.
  • Kiểm tra có mắc bệnh truyền nhiễm:  thủy đậu, bệnh sởi, rubella, viêm não, sốt xuất huyết, bệnh cúm, bệnh lao, dịch tả, tiêu chảy…

sức khỏe sinh sản là gìNhững lợi ích của việc khám sức khỏe sinh sản là gì?

Xem thêm: Định nghĩa sức khỏe là gì? Bí quyết để cơ thể khỏe mạnh

Khám sức khỏe sinh sản

Khám sức khỏe sinh sản giúp phát hiện những bất thường về cấu tạo cơ quan sinh dục, kiểm tra tình trạng viêm nhiễm và các bệnh lây qua đường tình dục.

– Với nữ giới:

  • Khám bộ phận sinh dục nữ để kiểm tra có tình trạng viêm nhiễm hay những dấu hiệu bất thường để từ đó có biện pháp điều trị kịp thời trước khi kết hôn và quan hệ tình dục.
  • Siêu âm tuyến vú để tầm soát ung thư vú. Nếu phát hiện sớm ung thư vú sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra dễ dàng và khả năng khỏi bệnh cao hơn.
  • Siêu âm buồng trứng, tử cung để sàng lọc các bệnh nguy hiểm như tắc vòi trứng, u xơ tử cung, u nang buồng trứng.

– Với nam giới:

  • Khám bộ phận sinh dục nam: Việc khám tinh hoàn và dương vật để kiểm tra sự phát triển tính dục như khả năng xuất tinh, cương cứng, dài hẹp bao quy đầu. Việc này để đảm bảo người nam có thể quan hệ tình dục một cách bình thường.
  • Xét nghiệm tinh dịch đồ, xét nghiệm LH, xét nghiệm FSH để đánh giá chất lượng của tinh dịch và tiên lượng khả năng mang thai tự nhiên. Bên cạnh đó, nếu tinh dịch có dấu hiệu bất thường sẽ được điều trị để tránh ảnh hưởng tới cuộc sống sau này.
  • Siêu âm tinh hoàn: Tinh hoàn đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất tinh dịch. Chính vì vậy, việc siêu âm tinh hoàn sẽ giúp phát hiện những bất thường về bộ phận này, từ đó có những biện pháp điều trị kịp thời.

– Sàng lọc gen di truyền:

Kiểm tra tiền sử mắc bệnh của vợ chồng, hoặc cả những người trong gia đình nếu cần thiết, nhất là những bệnh liên quan đến thần kinh, bệnh lý di truyền. Mục đích của việc sàng lọc là kiểm tra bộ nhiễm sắc thể, mã gen để xác minh xem có phải là người bình thường nhưng lại mang gen bệnh di truyền hay không. Ngoài ra, việc sàng lọc này giúp phát hiện những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong tương lai và từ đó có những biện pháp can thiệp sớm nhất.

Những điều cần lưu ý trước khi khám sức khỏe sinh là gì?

Những vấn đề cần lưu ý trước sức khỏe sinh sản là gì, cụ thể:

– Người khám cần mang đầy đủ giấy tờ cá nhân phục vụ công tác khám bệnh.

– Trước khi kiểm tra không quan hệ tình dục. Đối với nữ nên thực hiện khám khi không có kinh nguyệt.

– Mặc đồ thoáng mát thoải mái khi đến khám, bởi mặc đồ bó sát gây khó khăn cho việc vận động.

– Không sử dụng chất kích thích, hoặc đồ uống có cồn như bia rượu.

– Mẫu máu nên lấy vào buổi sáng khi chưa ăn uống gì là tốt nhất. Một số xét nghiệm như mỡ máu, đường máu… cần phải nhịn đói 10 tiếng trước khi thực hiện. 

– Những người đang có bệnh lý cao huyết áp hoặc tim mạch thì vẫn sử dụng thuốc như bình thường.

– Uống nhiều nước và nhịn tiểu khi thực hiện siêu âm tuyến tiền liệt, vùng bụng, do bàng quang đầy nước sẽ khiến việc siêu âm trở nên dễ dàng hơn.

– Bệnh nhân bị tiểu đường trước khi khám vào buổi sáng không nên sử dụng thuốc hoặc insulin.

Rate this post
Back To Top