Tìm hiểu đặc trưng của kiến trúc truyền thống Việt Nam

Cùng với những loại hình nghệ thuật khác, kiến trúc gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của người Việt. Trải qua bao giai đoạn thăng trầm và biến cố lịch sử, nghệ thuật kiến trúc đã có nhiều thay đổi, nhưng vấn mang những đặc trưng cơ bản của kiến trúc truyền thống. Dưới đây , nguoiduongthoi.com.vn  xin chia sẻ một số nét đặc trưng cơ bản của kiến trúc truyền thống Việt Nam.

Tính dân tộc và tính địa phương

Có thể thấy, đặc trưng đầu tiên của nghệ thuật kiến trúc Việt Nam đó là mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.Dựa trên cơ sở vị trí địa lí, đặc điểm khí hậu và kinh tế – xã hội đất nước ta, nền nghệ thuật tạo hình kiến trúc cổ và dân gian Việt Nam được xây dựng trong thời kì ông cha ta dựng nước , đã để lại một di sản không thật là đồ sộ vĩ đại nét đặc trưng riêng biệt của đất nước Việt Nam “ngàn năm văn hiến”.

Bên cạnh đó thì Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, điều này khiến cho những kiến trúc truyền thống của Việt Nam cũng trở nên muôn hình muôn vẻ hơn từ những trang trí tạo hình nghệ thuật đến vật liệu xây dựng cũng như phương thức kết cấu,…

Giản dị, khiêm tốn, nhẹ nhàng và khoáng đạt

Là sự chắt lọc những nét tinh tế từ truyền thống văn hóa, kiến trúc cổ và dân gian Việt Nam trừ một số ít nhằm phục vụ thị hiếu và đời sống xa hoa, hưởng lạc của bọn vua chúa phong kiến còn phần lớn có phong cách giản dị khiêm tốn, nhẹ nhàng – khoáng đạt mang tính chất dân tộc đậm đà, phản ánh đức tính giản dị và tâm hồn con người Việt Nam.

Lối thiết kế đơn giản hài hòa với thiên nhiên nhưng cũng không kém phần tinh tế và ấn tượng. Nghệ thuật kiến trúc phản ánh đời sống xã hội, phong tục tập quán, hội hè, rước lễ,… với cách bố cục và đường nét nhẹ nhàng, khoáng đạt với những giải pháp như hành lang, sân trong để tránh nắng cũng như che mưa.

Kết hợp chặt chẽ với cảnh quan

Trong lối kiến trúc cổ và dân gian Việt Nam, cha ông ta đã biết cách lựa chọn một vị trí, địa hình để công trình kiến trúc dựng lên có thể thỏa mãn được yêu cầu sử dụng của đời sống và có giá trị thẩm mỹ nhất định. Cho đến ngày nay, rất nhiều những kiến trúc truyền thống Việt Nam đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng như cố đô Hoa Lư, Huế, chùa Thầy, chùa Thiên Mụ,… Không chỉ là được đánh giá cao về tính nghệ thuật, những thiết kế này còn hài hòa với cảnh quan, thể hiện lối sống gần gũi thiên nhiên của người Việt.

Bố cục được thiết kế hài hòa, cân xứng

Sự hài hòa và cân xứng là yếu tố đem lại tính mỹ quan cho nghệ thuật kiến trúc nói chung và kiến trúc Viêt Nam truyền thống nói riêng. Hầu hết những coong trinhf kiến trúc truyền thống Việt Nam đều được thiết kế theo bố cục hài hòa và cân xứng. Bố cục này tạo nên được một không gian có tính thẩm mỹ cao . Đồng thời cũng khéo léo vận dụng được những yếu tố tạo hình thống nhất và biến hóa, giúp cân bằng và ổn định hơn.

Màu sắc hài hòa và giàu tính dân gian

Màu sắc và trang trí có sự khác nhau tương đối giữa những lối thiết kế với sự phức tạp và đơn giản, song với những công trình có giá trị truyền thống đều là đẹp mắt. Màu sắc và những hoa văn trang trí, phù điêu, điêu khắc… tô điếm cho các kiến trúc cung đình, kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng .. tạo nên những tác phấm tạo hình hoàn chỉnh từ toàn cục đến chi tiết, từ trong đến ngoài… góp thêm không khí sinh động, vui tươi hoặc trang nghiêm, tĩnh mặc của công trình kiến trúc.

Rate this post
Back To Top