Tuồng- loại hình nghệ thuật cổ điển đặc sắc của Việt Nam

Còn được gọi là hát bội hay hát bộ, tuồng là được đánh giá là bô môn nghệ thuật cổ điển và bác học tại Việt Nam. Đây là loại hình sân khấu truyền thống độc đáo, góp phần tạo nên bản sắc của con người Việt Nam, là món ăn tinh tinh thần quen thuộc trong đời sống của người Việt xưa.

Tuồng có đặc điểm gì?

Tuồng là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền đặc sắc của Việt Nam được hình thành trên cơ sở ca vũ nhạc và những trò diễn xướng dân gian . Đây là loại hình nghệ thuật thể hiện nét đẹp văn hóa của người Việt.

Để trình diễn một vở tuồng, trước hết phải có kịch bản, đạo diễn và một dàn diễn viên có kỹ năng diễn xuất. Để có thể thể hiện tính đặc trưng của loại hình nghệ thuật này, cần phải có những đào kép chính thật xuất sắc và kịch bản phải hay mới thu hút được người xem.

Trong nghệ thuật biểu diển tuồng, từng động tác diễn xuất, từng câu chữ , ca từ của người diễn viên khi diễn xướng  đều được bình phẩm ngay bởi tiếng trống chầu đặt trước khán giả.
Người cầm chầu thường là một chức sắc trong làng hay là một vị quan viên hiểu biết về nghệ thuật tuồng. Trường hợp diễn viên biểu diễn sơ suất thì người cầm chầu gõ lên tang trống để cảnh cáo còn nếu diễn xuất đạt thì tiếng trống chầu lại cất lên với nhiều nhịp độ khác nhau. Đặc biệt,tiếng trống chầu liên tục cất lên để tán thưởng thì cũng là lúc khán giả ném tiền lên sân khấu để thưởng cho diễn viên

Những lối thể hiện độc đáo khi diễn xướng tuồng

Múa tuồng: Khi múa tuồng, người diễn viên sử dụng vũ đạo và nói nối bài babr và làn điệu hát để lột tả tính cách cũng như tâm trạng của nhân vật. Hoạt động này được hình thành từ những động tác sinh hoạt và hành động tâm lý trong đời sống xã hội của con người.

Hát tuồng: Dựa trên cơ sở tế lễ và tụng niệm trong nhà chùa, kết hợp với lối kể chuyện và hát xướng dân gian. Hát tuổng có một hệ thống nhịp điệu từ nói thường chuyển sang nói lối, được viết theo thể thơ lục bát, song thất lục bát hay tứ tuyệt..

Diễn xuất: Trong nghệ thuật tuồng, diễn xuất thường được khuếch đại so với sự thật để khán giả cảm nhận. Từ động tác đến kiểu cách đi đứng cũng là yếu tố thể hiện những khía cạnh của nhân vật.

Bên cạnh đó, âm nhạc giữ một vị trí quan trọng trong nghệ thuật tuồng, được xem là yếu tố tạo sức hút với khán giả. Trong dàn nhạc tuồng có bộ gõ gồm bộ gõ, bộ hơi, bộ dây và bộ gảy..

Đề tài và nội dung của tuồng

Không giống với những loại hình sân khấu khác như chèo, cải lương.. tuồng mang âm hưởng hùng tráng và đậm chất sử thi. Nhân vật trong vở diễn tuồng chủ yếu là tấm gương tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa hay những bài học về luân lý đạo đức, những lý lẽ ứng xử giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và tổ quốc. Trong đó, chất bị hùng được xem là đặc trưng nổi bật nhất của thể loại này. Có thể nói rằng, tuồng là sân khấu của những người anh hùng.

Về mặt nội dung, tuồng chủ yếu  hướng về đề tài cung đình. Tuy nhiên, tuồng không chỉ phản ánh sự kiện trong cung đình mà còn bao gồm cả những mối quan hệ chính chị, những phe phái phong kiến.Xã hội được phản ánh trong tuồng là xã hội phong kiến đã suy tàn với mẫu thuẫn chính trị, quan liêu chia bè  kết phái và tranh giành quyền lực..

Về nội dung: Nói chung là đi vào đề tài cung đình, nhưng không phải chỉ phản ánh những sự kiện trong cung đình mà là bao gồm cả những chuyện xảy ra trong quan hệ, – chủ yếu là quan hệ chính trị, – giữa các phe phái phong kiến nói chung.  Tuy nhiên, những mối chia rẽ nói trên chủ yếu tập trung ở hai phe, một phe trung với dòng vua cũ, được xem là chính thống, và một phe phản thần chống, tiếm ngôi dòng vua cũ.

Theo nguoiduongthoi.com.vn tổng hợp

3/5 - (2 bình chọn)
Back To Top