Bệnh máu xấu là gì? Máu xấu nên ăn gì để cải thiện?

mau-xau-la-gi

Bệnh máu xấu là gì? Nguyên nhân của bệnh máu xấu là từ đâu? Máu xấu nên ăn gì là những thắc mắc của nhiều người. Cùng giải đáp các thắc mắc này qua các thông tin dưới đây.

Máu xấu được biết chính là nguyên nhân trực tiếp làm gia tăng tỷ lệ về bệnh tai biến mạch máu não (đột quỵ), bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp. Nếu không có biện pháp kiểm soát sớm sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ và tử vong.

Nội dung tóm tắt

Bệnh máu xấu là gì?

Trong dân gian máu xấu nói đến các bệnh về máu gồm thiếu máu và rối loạn tuần hoàn máu, mỡ máu, tăng cholesterol trong máu, rối loạn lipid máu. Máu xấu ngày nay không chỉ gặp ở người cao tuổi mà có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Tỷ lệ người mắc máu nhiễm mỡ ở Việt Nam tăng nhanh nhất ở độ tuổi 35 – 44.

Máu xấu gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm tăng triglyceride hoặc tăng cả hai, tăng lipoprotein trọng lượng phân tử cao.

mau-xau-la-gi
Máu xấu là như thế nào?

Xem thêm: Máu hiếm là máu gì? Có bao nhiêu hệ nhóm máu?

Đối tượng có nguy cơ cao bị máu xấu gồm:

  • Người uống bia, rượu nhiều, ăn nhiều nội tạng động vật, có lối sống thiếu lành mạnh
  • Người lười vận động, ít tập thể dục, béo phì
  • Người có bệnh lý nền
  • Người uống nhiều thuốc về tim mạch, thuốc chẹn beta cũng có nguy cơ mỡ máu tăng cao.

Nguyên nhân hình thành máu xấu là do đâu?

Có 2 nguyên nhân hình thành mỡ máu xấu:

  • Nguyên nhân nguyên phát là do di truyền
  • Nguyên nhân thứ phát là do các thói quen như lười vận động, béo phì, mắc các bệnh lý mãn tính như đái tháo đường, thường xuyên ăn mỡ động vật, nội tạng động vật (gan, tim, phèo, phổi), hay uống thuốc ngừa thai không kiểm soát, bệnh nhân có hội chứng thận hư, suy tuyến giáp, những bệnh nhân uống một số thuốc tim mạch như thuốc ức chế beta…
  • Máu xấu xuất hiện là do các bệnh mãn tính huyết áp cao, tiểu đường
  • Do chức năng của hệ tuần hoàn suy giảm (thường do tuổi tác), không ăn đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt là chất sắt sự vận chuyển oxy đến các mô sẽ sụt giảm.
  • Máu xấu cũng có thể xem là tuần hoàn máu kém gây ra các vấn đề phức tạp trong cơ thể. Một số biểu hiện thường gặp như suy giảm trí nhớ, hay quên, mệt mỏi, không tập trung. Trường hợp nguy hiểm sẽ bị chóng mặt, hoa mắt, xây xẩm khi thay đổi tư thế đột ngột.
  • Theo Đông Y, máu xấu có 2 yếu tố là máu xấu do máu nóng, mặt thường đỏ, lưỡi đỏ và máu xấu do máu hư, biểu hiện nhợt nhạt, màu lưỡi nhạt.

Tác hại của bệnh máu xấu

Máu xấu khiến tuần hoàn máu kém, không cung cấp đủ oxy đi nuôi các cơ quan trong cơ thể, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tóc bạc sớm, và máu xấu là một trong các nguyên nhân gây nên hiện tượng tóc bạc sớm khi tuổi còn trẻ.

mau-xau-la-gi-1
Máu xấu bị tóc bạc là tình trạng nhiều người gặp phải

Xem thêm: Thông tin khái niệm nhóm máu hh là gì?

Bị máu xấu nên ăn gì?

Nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất nhất là acid folic rất cần thiết cho quá trình tạo máu như ngũ cốc, các loại hải sản, thịt bò, gan động vật, các loại rau bina, bí đỏ, rau dền.

Các loại hạt như hạt điều, hướng dương, hạnh nhân, hạt bí, hạt thông, đỗ đỏ, đỗ đen, đỗ xanh dưa hấu, nho, bưởi, táo tàu.

Uống đủ 2 lít nước/ngày, đặc biệt nước ấm, trà sả, trà hoa cúc, trà sen ấm nóng. Nước ấm rất tốt cho việc cải thiện sự lưu thông máu, cải thiện các triệu chứng do thiếu máu như mất ngủ, đau đầu, chóng mặt.

Rate this post
Back To Top