Sức khỏe sinh sản vị thành niên là gì?

suc-khoe-sinh-san-vi-thanh-nien-la-gi

Chăm sóc sức khỏe vị thành niên là một vấn đề được xã hội hiện nay rất quan tâm vì nó ảnh hưởng đến tương lai sự nghiệp của các em và đến chất lượng dân số toàn xã hội. Vậy sức khỏe sinh sản vị thành niên là gì?.

Nội dung tóm tắt

Tuổi vị thành niên là gì?

Tuổi vị thành niên là thời kỳ phát triển đặc biệt trong đó trẻ em lớn lên và trưởng thành vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, lứa tuổi VTN nằm trong khoảng 10 – 19 tuổi. Ở tuổi vị thành niên, sức khoẻ sinh sản vị thành niên là tình trạng về thể chất, tinh thần tất cả những yếu tố liên quan tới bộ máy sinh sản ở tuổi vị thành niên.

tuoi-vi-thanh-nien-se-co-nhung-thay-doi-ve-tam-ly-cung-nhu-cac-moi-quan-he-xa-hoi

Tuổi vị thành niên sẽ có những thay đổi về tâm lý cũng như các mối quan hệ xã hội

Thời kỳ vị thành niên dưới tác dụng sinh lý của hormone, cơ thể trẻ em sẽ có hàng loạt những thay đổi về tâm sinh lý, cơ quan sinh dục, giới tính nam/ nữ khi bắt đầu có khả năng tình dục và khả năng sinh sản. Tuổi vị thành niên sẽ có những thay đổi như sự lớn lên và trưởng thành của cơ thể, thay đổi về tâm lý cũng như các mối quan hệ xã hội.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, lứa tuổi VTN được chia thành 3 giai đoạn phát triển:

  • Vị thành niên sớm: từ 10 đến 13 tuổi
  • Vị thành niên giữa: từ 14 đến 16 tuổi
  • Vị thành niên muộn: từ 17 đến 19 tuổi

Những thay đổi về sinh lý ở tuổi vị thành niên

Với trẻ gái

Bắt đầu từ khi 8 – 13 tuổi, trung bình 15 tuổi và dậy thì hoàn tất vào thời điểm trẻ được 13 – 18 tuổi.

Về phát triển cơ thể:

  • Tuyến vú phát triển → Ngực to ra.
  • Phát triển chiều cao.
  • Phát triển cân nặng.
  • Khung chậu phát triển → mông to ra (to hơn nam giới).
  • Phát triển lông mu.
  • Có kinh nguyệt.
  • Đùi thon.
  • Bộ phận sinh dục phát triển: âm hộ, âm đạo to ra, tử cung và buồng trứng phát triển.
  • Ngưng phát triển bộ xương sau khi hình thể đã hoàn thiện.
  • Thay đổi ở vú (núm vú nhô lên rõ hơn, hình thành quầng vú và bầu vú, phát triển đầy đủ)
  • Buồng trứng bắt đầu hoạt động bằng việc xuất hiện kinh nguyệt
  • Thay đổi sinh lý: bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt. Nang noãn tiết oestrogen, hoàng thể tiết progesterone.
  • Trong khoảng 1 năm đầu khi có kinh, kinh nguyệt không đều thời gian hành kinh cũng thay đổi.

Với trẻ trai

Về thời gian vị thành niên: Bắt đầu dậy thì khi trẻ được 10 – 15 tuổi

Về thay đổi cơ thể:

  • Vỡ tiếng
  • Thay đổi giọng nói (bể giọng, giọng nói ồ ồ), sau 18 tuổi giọng trầm trở lại.
  • Phát triển chiều cao.
  • Phát triển cân nặng.
  • Phát triển lông mu.
  • Các cơ của cơ thể rắn chắc.
  • Tuyến bã, tuyến mồ hôi phát triển.
  • Dương vật và tinh hoàn phát triển.
  • Xuất hiện lông ở bộ phận sinh dục.
  • Ngực và hai vai phát triển.
  • Trái cổ do sụn giáp phát triển.
  • Ngưng phát triển bộ xương sau khi hình thể đã hoàn thiện.
  • Bắt đầu xuất tinh.
  • Có ria mép xuất hiện và râu ở cằm
  • Về hoạt động ngoại tiết: Tinh bào được sản xuất từ ống sinh tinh thành tinh trùng trưởng thành.
  • Hoạt động nội tiết: Tinh hoàn tiết testosterone. Biểu hiện xuất tinh. Tinh trùng được sản xuất liên tục.
  • Về thay đổi sinh lý: tinh hoàn hoạt động sinh ra nội tiết sinh dục nam và tinh trùng

Những thay đổi về tâm lý ở tuổi vị thành niên

Trẻ vị thành niên có những đặc điểm sinh lý riêng biệt tính cách và hành vi ứng xử cũng thay đổi như:

Tính độc lập: trẻ có xu hướng tách ra, chuyển từ sinh hoạt gia đình sang sinh hoạt bạn bè ít phụ thuộc vào cha mẹ. Đôi khi, trẻ có biểu hiện đi ngược lại các quan điểm của bố mẹ

Nhân cách: có hành vi bắt chước người lớn khẳng định mình như một người lớn

Tình cảm: chuẩn bị cho mối quan hệ yêu đương, phát triển khả năng yêu và được yêu, học cách biểu lộ tình cảm tỏ thái độ thân mật với người khác.

Trí tuệ: trẻ vị thành niên nhìn sự vật theo quan điểm lý tưởng hóa thường thích lập luận

Tính tích hợp: tạo sự tự tin và cách ứng xử để tạo ra giá trị của bản thân

Thay đổi về tâm sinh lý: Cố gắng làm được những điều mình mong muốn đặt ra những câu hỏi Tôi có thể làm gì?

Tâm lý: Muốn được đối xử như người lớn, muốn thoát ra khỏi những ràng buộc của gia đình, cảm thấy mình không còn là trẻ con nữa.

Tình cảm: có cảm giác lạ với người khác phái quan hệ tình dục không an toàn, yêu đương nông cạn.

Nguy cơ hay gặp ở tuổi vị thành niên

Trẻ vị thành niên dễ bị dụ dỗ, lừa gạt, dễ bắt chước những thói hư tật xấu. Những nguy cơ hay gặp ở trẻ như:

  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Mang thai sớm ngoài ý muốn
  • Dễ bị sẩy thai, đẻ non, do khung chậu phát triển chưa đầy đủ làm tăng nguy cơ tử vong mẹ.
  • Cơ thể phát triển chưa đầy đủ dễ dẫn đến thiếu máu thai dễ bị chết lưu
  • Trẻ dễ bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng tới tương lai.
  • Làm mẹ sớm dễ bị căng thẳng, khủng hoảng tâm lý
  • Tỉ lệ trẻ sinh ra thiếu cân, trẻ suy dinh dưỡng tử vong cao so với các bà mẹ sinh con ở tuổi trưởng thành.
  • Gánh nặng về kinh tế khi nuôi con.
  • Tổn thương tình cảm, dễ chán nản
  • Góp phần làm tăng chi phí xã hội, tăng dân số.
  • Bản thân và gia đình phải gánh chịu những định kiến của xã hội.
  • Phá thai có thể đưa đến các biến chứng như nhiễm trùng, thủng tử cung, vô sinh.
  • Trẻ vị thành niên dễ bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.
  • Trẻ tuổi vị thành niên sẽ dễ bị lôi kéo sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện

 Chăm sóc, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ra sao?

Thời kỳ vị thành niên, trẻ thường gặp rất nhiều vấn đề cần giúp đỡ, giáo dục từ gia đình và nhà trường để phát triển đúng hướng.

thoi-ky-vi-thanh-nien-gap-rat-nhieu-van-de-can-giup-do

Thời kỳ vị thành niên gặp rất nhiều vấn đề cần giúp đỡ

Gia đình, nhà trường và chính trẻ vị thành niên cần chú ý đến sự phát triển của trẻ như:

  • Rèn luyện về kỹ năng sống cho trẻ
  • Rèn luyện về kỹ năng sống chủ động tìm hiểu kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên
  • Tâm sự những lo lắng, băn khoăn với người thân hoặc thầy cô với người thân trong gia đình người có uy tín, kiến thức và có trách niệm.
  • Phân biệt rõ ràng giữa tình yêu và tình bạn trong sáng giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
  • Học tập, nghỉ ngơi, giải trí và tập luyện thể dục thể thao điều độ.
  • Chăm sóc sức khỏe sinh sản, vệ sinh cá nhân bộ phận sinh dục

 Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ:

  • Phải biết cách thực hiện vệ sinh kinh nguyệt trong thời gian hành kinh15-16 tuổi mà không có kinh nguyệt thì phải đi khám
  • Để phòng tránh thiếu máu do thiếu sắt cần uống sắt từ khi bắt đầu có kinh nguyệt

Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam:

  • Không mặc quần lót quá bó sát, chật hẹp
  • Phải biết phát hiện những bất thường về cơ quan sinh dục như: hẹp bao quy đầu, vị trí bất thường của lỗ tiểu, tinh hoàn ẩn.
  • Không nên quan hệ tình dục trước tuổi trưởng thành
  • Nếu quan hệ tình dục cần thực hiện tình dục an toàn: sử dụng bao cao su đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục tránh mang thai ngoài ý muốn nhất là HIV/AIDS.
  • Không đi một mình ở nơi tối tăm
  • Biết các kỹ năng tránh bị xâm hại tình dục
  • Tránh xa những hình ảnh, sách báo, phim ảnh web khiêu dâm, đồi trụy
  • Tránh xa rượu, thuốc lá, ma túy.
  • Không đi nhờ xe người lạ
  • Không ở trong phòng kín một mình với người lạ
  • Biết cách ứng phó với nguy cơ bị xâm hại không để cho họ động vào bản thân
  • Kêu cứu, hô hoán để nhận sự giúp đỡ
  • Không nhận tiền, quà của người khác mà không có lí do.
  • Không để người lạ vào nhà nhất là khi ở nhà một mình.
  • Duy trì thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi, tập luyện phù hợp

Trẻ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết có sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của cha mẹ, thầy cô giáo. Cha mẹ cần đặt mình vào vị trí của con cần tôn trọng quyết định của con nếu phù hợp giúp con giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Nhìn vào những nhu cầu, sở thích của trẻ để hướng nghiệp phù hợp.

Giai đoạn dậy thì – vị thành niên là giai đoạn quan trọng để trẻ từ trẻ con sang người lớn nên cha mẹ cần lưu ý quan tâm, chăm sóc sức khỏe tâm sinh lý của trẻ để con có bước đệm vững chắc khi trưởng thành.

 

Rate this post
Back To Top