Sức khỏe tâm thần là gì?

suc-khoe-tam-than-la-gi

Những năm gần đây, vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần gia tăng nhanh chóng như tự tử, trầm cảm, stress, rối loạn tâm thần…Vậy sức khỏe tâm thần là gì?. Vì sao sức khỏe tâm thần cần được quan tâm nhiều hơn?.

Theo thống kê trên thế giới có khoảng 10-20% trẻ em và thanh thiếu niên bị các rối loạn tâm thần. Trước đây, sức khỏe tâm thần mọi người cho rẳng chỉ là mối quan tâm của những người mắc bệnh tâm thần nhưng thực tế không phải như vậy vì ai cũng sẽ đối mặt với những thách thức sức khỏe tâm thần của họ.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ mỗi 40 giây trên thế giới có một người tự tử. Được biết, tự tử là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 trên thế giới chỉ sau tai nạn giao thông.

Nội dung tóm tắt

Sức khỏe tâm thần là gì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, “Sức khỏe tâm thần là nền tảng cho sự khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả của các cá nhân, là trạng thái hạnh phúc khi cá nhân nhận ra được khả năng của chính mình để có thể làm việc hiệu quả và có thể đóng góp cho cộng đồng.

Một người có sức khỏe tâm thần khỏe mạnh sẽ không có rối loạn tâm thần hiểu được cảm xúc của một người và phản ứng của người khác. Sức khỏe tâm thần không chỉ là không bị mắc rối loạn tâm thần, mà còn gồm có các yếu tố thể chất tâm lý xã hội, tinh thần, các yếu tố liên quan khác tham gia vào việc cân bằng này. Gồm cả trạng thái thoải mái, sự tự tin vào năng lực của bản thân, năng lực và khả năng nhận biết được những tiềm năng của bản thân. Sức khỏe tâm thần được định nghĩa là một trạng thái của sự khỏe mạnh có mối liên hệ không thể tách rời giữa sức khỏe tâm thần và thể chất. Đó là sự hạnh phúc và nhận thức được khả năng của mình, có thể đối phó được với những căng thẳng bình thường và làm việc hiệu quả hơn để đóng góp cho cộng đồng.

suc-khoe-tam-than-la-gi

Sức khỏe tâm thần là gì?

Điểm mấu chốt là sức khỏe tâm thần dù bản thân bạn đang trải qua một căn bệnh tâm thần là cách bạn có thể vận động cho sức khỏe tâm thần tốt.

Tại Việt Nam, vấn đề sức khỏe tâm thần tuổi học đường chưa được chú trọng nhiều. Vẫn còn có tỷ lệ về sức khỏe tâm thần ở mức cao có những trường hợp học sinh, sinh viên tự tử do áp lực từ học tập, bạn bè.

Các rối loạn tâm thần được xem là là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật ở thanh thiếu niên. Nếu như không phát hiện và điều trị kịp thời thì tình trạng tâm thần sức khỏe sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển về thể chất, học tập và sinh hoạt.

Nguyên nhân dẫn đến vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các rối loạn tâm thần tuổi học đường như:

  • Do tổn thương não hoặc ngoài não gây ảnh hưởng đến hoạt động của não
  • Áp lực học tập nhất là vào mùa thi các bậc cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng ở con cái đã tạo ra áp lực rất lớn cho các em
  • Chơi điện tử quá nhiều, hút thuốc lá, uống rượu
  • Không hoặc ít tập luyện thể dục; thức quá khuya, ngủ dậy muộn, nghiện game thói quen sống không lành mạnh
  • Nhiễm trùng thần kinh: viêm não, giang mai thần kinh
  • Các bệnh mạch máu, các tổn thương não khác như: u não, teo não, tai biến mạch máu não
  • Do các bệnh cơ thể ảnh hưởng đến hoạt động của bộ não bệnh nội tiết, bệnh chuyển hóa các bệnh nội khoa.
  • Nhiễm độc thần kinh: do rượu, nhiễm độc hóa chất ma túy
  • Bệnh loạn thần phản ứng do: rối loạn stress sau sang chấn, rối loạn thích ứng
  • Khi kết quả học tập không tốt sẽ tạo ra áp lực dẫn tới một vòng xoắn bệnh lý các rối loạn tâm thần này ảnh hưởng đến kết quả học tập cũng như sức khỏe.
  • Nguyên nhân tâm lý: Do căng thảng tâm lý dẫn đến bệnh tâm căn, rối loạn dạng cơ thể
  • Rối loạn ám ảnh, lo âu
  • Rối loạn hành vi thanh thiếu niên do giáo dục không tốt không thuận lợi

Do cấu tạo bất thường của cơ thể như:

  • Thiếu sót về hình thành nhân cách.
  • Các dị tật bẩm sinh.
  • Do có sự kết hợp phức tạp của nhiều nguyên nhân khác nhau chuyển hóa, miễn dịch, di truyền khó xác định nguyên nhân chủ yếu

Các nguyên nhân chưa rõ ràng như:

  • Rối loạn cảm xúc
  • Động kinh nguyên phát
  • Bệnh tâm thần phân liệt

Dấu hiệu nhận biết học sinh mắc các rối loạn tâm thần

  • Cảm thấy đuối sức trước cuộc sống.
  • Mất ngủ: Học sinh mất ngủ, tổng thời gian ngủ trong ngày dưới 4-5 giờ biếng ăn, hay cáu gắt, bi quan, chán nản là dấu hiệu các em đang gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần. Các em cần được ngủ trung bình tối thiểu 8 giờ mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe.
  • Tình cảm trở nên lạnh nhạt và thiếu quan tâm với người thân, không muốn giao tiếp với bạn bè ngại tiếp xúc chỗ đông người.
  • Một số người bệnh biểu hiện trạng thái giống suy nhược thần kinh mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, bồn chồn lo âu vô cớ, dễ bùng nổ.
  • Khả năng học tập, làm việc dần dần giảm sút mù mờ khó suy nghĩ.
  • Có những suy nghĩ viển vông, hành vi kỳ lạ giảm dần những thích thú trước đây
  • Nghi ngờ mọi người theo dõi làm hại mình khó thích ứng với môi trường xung quanh
  • Giấc ngủ không sâu, độ dài giấc ngủ giảm dần.
  • Ăn uống cảm thấy nhạt nhẽo, không ngon miệng
  • Cảm giác mệt mỏi, giảm sự tập trung chú ý vào công việc
  • Sợ tiếng ồn, các hoạt động thường ngày giảm dần
  • Nét mặt buồn bã, ít quan tâm đến người thân
  • Cảm thấy lo lắng, bất an vô cớ.
  • Cảm thấy đuối sức trước cuộc sống, do dự và giảm tự tin dẫn tới hiệu xuất học tập, công tác, lao động giảm dần

Nguyên nhân bệnh sức khỏe tâm thần tái phát

Lo lắng quá mức trước kỳ vọng gia đình nếu trẻ lo lắng quá mức, than phiền đau đầu sợ đến trường có thể là biểu hiện của các rối loạn lo âu lan tỏa.

co-nhieu-nguyen-nhan-gay-ra-suc-khoe-tam-than

Có nhiều nguyên nhân gây ra sức khỏe tâm thần

Sử dụng thiết bị điện tử, mạng xã hội quá nhiều trong thời gian dài sẽ gây mờ mắt, đau đầu, căng thẳng cha mẹ cần kiểm soát con em sử dụng thiết bị điện tử ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập.

Mệt mỏi vô cớ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến trẻ không thể học tập được.

Những biện pháp giúp phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần

 Đối với gia đình và nhà trường

Phụ huynh cần theo dõi các dấu hiệu của con em mình để có hướng giải quyết. Khuyến khích, quan tâm trẻ để trẻ nói ra những vấn đề khúc mắc của mình. Tránh đặt kỳ vọng quá cao cho trẻ và gây ra áp lực lớn. Nên tạo môi trường thân thiện, thoải mái và sắp xếp lịch học thi cử hợp lý.  

Đối với học sinh

 Rèn luyện cách suy nghĩ tích cực cần xây dựng thời gian biểu học tập, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý. Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao ăn uống lành mạnh tránh các thói quen không tốt như chơi game, thức khuya, sử dụng chất kích thích, tránh học quá nhiều, vì dồn nén sẽ dẫn tới kết quả học tập không tốt.

Tạo ra một không gian an toàn để ai đó nói về vấn đề của họ hỗ trợ ai đó theo cách có lợi cho họ.

Lắng nghe với sự đồng cảm với những người đang có trạng thái của sức khỏe tâm thần, hãy cố gắng đặt mình vào vị trí của họ để chia sẻ điều gì đó khó khăn và riêng tư.

Trở thành đồng minh của sức khỏe tâm thần

Chăm sóc sức khỏe tâm thần của chính bạn

Ủng hộ sức khỏe tâm thần của chính mình và tìm cách điều trị sẽ giúp bình thường hóa.

 Bằng cách chia sẻ làm cho sức khỏe tâm thần cho dù đó là căn bệnh tâm thần nghiêm trọng suốt đời để mọi người nhìn thấy chính họ trong câu chuyện của bạn

 

Rate this post
Back To Top