Glucose máu là gì? Định lượng glucose máu bao nhiêu là bình thường?

glucose-mau-la-gi

Bạn thường nghe đến xét nghiệm glucose. Vậy bạn có biết glucose máu là gì? Định lượng glucose máu bao nhiêu là bình thường không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây và cùng chúng tôi tìm hiểu!

Nội dung tóm tắt

Glucose máu là gì?

Glucose máu là cách gọi đơn giản để chỉ nồng độ đường glucose trong máu. Glucose là một loại đường đơn giản – sản phẩm chủ yếu của quá trình chuyển hóa chất bột đường (carbohydrate) được cơ thể sử dụng nhằm cung cấp năng lượng cho hoạt động của nhiều tế bào.

glucose-mau-la-gi
Glucose máu là gì? Định lượng glucose máu bao nhiêu là bình thường?

Trong hầu hết các loại thức ăn hàng ngày đều có glucose, đặc biệt một số loại thực phẩm như tinh bột, trái cây rất giàu glucose. Glucose là nguồn năng lượng chủ yếu và trực tiếp của cơ thể, được dự trữ ở gan dưới dạng glycogen, là thành phần tham gia vào cấu trúc của tế bào (RNA và DNA) và một số chất đặc biệt khác (Mucopolysaccharid, heparin, acid hyaluronic,chondroitin …).

Định lượng glucose máu bao nhiêu là bình thường?

Trong máu của con người luôn có một lượng Glucose nhất định để đảm bảo việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động thường ngày. Định lượng glucose trong máu của mỗi người là khác nhau, có thể biến đổi theo từng phút, từng giờ. Dựa vào nồng độ glucose trong máu có thể chẩn đoán xác định bệnh lý đái tháo đường.

Chỉ số đường huyết an toàn theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA):

  • Trước bữa ăn: 90-130mg/dl (5,0-7,2mmol/l).
  • Sau bữa ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l).
  • Trước lúc đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3mmol/l).

Đọc thêm: Nguyên nhân, dấu hiệu thiếu máu, cách điều trị và cách phòng ngừa

Các căn bệnh nguy hiểm do lượng đường huyết bất thường

Tăng đường huyết

Bệnh biểu hiện qua một số dấu hiệu như:

  • Uống nước nhiều: từ 3 – 4 l/ngày.
  • Thèm ăn: các tế bào thiếu hụt đường do bị tăng tính thấm thành mạch, nhưng càng ăn thì lượng đường huyết càng cao.
  • Tiểu nhiều: tiểu nhiều lần trong ngày, nhất là vào ban đêm.

glucose-mau-la-gi

Tình trạng Glucose máu tăng kéo dài có thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm đến nhiều cơ quan trong cơ thể, như:

  • Các bệnh về tim: xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
  • Suy thận: bởi lượng Glucose quá cao làm làm tổn thương cầu thận, dần dần gây viêm cầu thận mạn dẫn tới suy thận.
  • Các bệnh lý về mắt: suy giảm thị lực, đục thủy tinh thể, các bệnh về giác mạc, võng mạc,…
  • Các bệnh lý về da: viêm nhiễm, tróc da, lở loét, mụn nhọt,…
  • Thần kinh: viêm dây thần kinh, rối loạn cảm giác,…
  • Một số biến chứng khác: thấp khớp, viêm phổi, hôn mê,…

Hạ đường huyết

Các triệu chứng chung thường gặp như:

  • Rối loạn hệ thần kinh tự động: chóng mặt, tay chân nặng nề, run tay, mệt đột ngột, đau đầu, vã mồ hôi, ớn lạnh,…
  • Rối loạn hệ thần kinh trung ương; hôn mê, co giật, rối loạn cảm giác, vận động,…

Một số biểu hiện khác: đau bụng, buồn nôn, nhịp tim nhanh, tăng tiết nước bọt, trường hợp nặng có thể xuất hiện động kinh, liệt nửa người,…

Các phương pháp định lượng glucose máu

Xét nghiệm glucose máu cho biết nồng độ đường glucose máu trong các điều kiện nhất định. Từ đó, đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết của cơ thể, nhờ vậy có thể xác định một người có mắc các bệnh lý liên quan tới đường huyết hay không.

Nghiệm pháp Glucose

Đây là phương pháp được khuyên dùng cho phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ (tầm 24 – 28 tuần), nhằm phát hiện sớm các căn bệnh nguy hiểm nhất là đái tháo đường thai kỳ. Bệnh nhân sẽ được làm xét nghiệm vào buổi sáng, sau khi nhịn đói khoảng 10 – 14 tiếng.

Xét nghiệm nước tiểu (glucose niệu)

Có rất nhiều nguyên nhân gây xuất hiện glucose niệu, nhưng chủ yếu là theo hai cơ chế sau:

  • Do lượng glucose trong máu quá cao (chẳng hạn như do bệnh tiểu đường), dẫn đến thận không thể giữ lại nổi glucose, vì vậy, nước tiểu sẽ chứa glucose.
  • Lượng glucose trong máu vẫn giữ ở mức bình thường, nhưng thận lại đang bị tổn thương nên không có khả năng giữ glucose lại trong máu, nên glucose sẽ thoát ra ngoài theo nước tiểu.

Xét nghiệm glucose máu (tĩnh mạch)

Phương pháp này giúp các tĩnh mạch phía dưới dây garô căng lên (chứa đầy máu). Một kim tiêm được đâm vào tĩnh mạch và máu lấy ra sẽ được chứa trong lọ kín hoặc trong ống tiêm (syringe).

Lúc đói: bệnh nhân phải nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng trước khi tiến hành, chỉ có thể uống nước lọc. Mức chỉ số sẽ biểu hiện như sau:

  • Bình thường: <100 mg/dL.
  • Tiền tiểu đường: 100 – 125 mg/dL.
  • Tiểu đường: >126 mg/dL.

Ngẫu nhiên: có thể thực hiện bất kỳ thời điểm nào trong ngày, không buộc phải nhịn ăn.

Xét nghiệm HbA1c

HbA1c là một loại hemoglobin đặc biệt kết hợp giữa hemoglobin và đường glucose, nó đại diện cho tình trạng gắn kết của đường trên Hb hồng cầu. HbA1c tồn tại trong hồng cầu, có chức năng vận chuyển oxy và glucose đi nuôi cơ thể.

Không cần nhịn ăn trước khi tiến hành xét nghiệm và có thể thực hiện bất kỳ thời điểm nào trong ngày, có thể sử dụng với bệnh nhân đang mắc bệnh tiểu đường với điều kiện không dùng thuốc trước khi xét nghiệm khoảng 1 giờ.

Các mức độ định lượng HbA1c như sau:

  • Bình thường HbA1c chiếm 4-6% trong toàn bộ hemoglobin.
  • Chỉ số HbA1c cao khi tăng trên bình thường 1% tương ứng với giá trị đường huyết bạn tăng lên 30mg/dl hay 1.7mmol/l.
  • Khi HbA1c > 6.5% chứng tỏ bạn đang kiểm soát đường huyết kém.
  • Khi HbA1c < 6.5% cho thấy bạn đang kiểm soát đường huyết tốt.

Xem thêm: Giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu không?

Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc glucose máu là gì mà chúng tôi tổng hợp. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Rate this post
Back To Top