Nghệ thuật hội hoạ Việt Nam: Tìm lại nguồn cội xưa

Tra cứu các sách vở nghiên cứu của Trung Quốc, Việt Nam và các nước có quan hệ qua lại với Việt Nam xưa, chúng ta thấy có rất ít tài liệu nói về nền hội hoạ nước nhà. Vậy trước đây chúng ta có một nền hội hoạ hay không?

Nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam

Kết quả hình ảnh cho Hội hoạ

Trường phái hội họa ấn tượng

Hội hoạ là một bộ môn nghệ thuật phản ánh đời sống  và văn hoá mỗi dân tộc. Thông qua mỗi bức tranh chúng ta có thể phần nào hình dung bối cảnh xã hội, đời sống sinh hoạt của mỗi dân tộc qua từng giai đoạn. Hội hoạ cũng là một trong những thước đo đánh giá sự phát triển về văn hoá của mỗi nước. Chính vì vậy tìm hiểu về hội hoạ cũng chính là tìm hiểu đời sống tinh thần của cha ông trước đây.

Trước khi tìm về quá khứ xa xưa, cái thời mà chúng ta chẳng còn nhiều tài liệu để khảo cứu hay qua phim ảnh. Hãy thử xem nền hội hoạ hiện đại của nước Việt ta phát triển ra sao. Có thể bạn đã nghe qua tứ trụ hội hoạ hiện đại “Trí, Vân, Lân, Cẩn” hay thế hệ tài năng thứ hai gồm 4 người  “Nhất Nghiêm – Nhì Liên – Tam Sáng – Tứ Phái”. Có thể nói đây là những hoạ sĩ nổi tiếng của Việt Nam, những người mà tên tuổi của họ đã được thế giới ngưỡng mộ.

Có thể nói Nguyễn Gia Trí chính là cây đại thụ lớn nhất của nền mỹ thuật đương đại của Việt Nam (đứng vị trí thứ nhất trong nhóm Tứ kiệt ). Vốn được mệnh danh là “Cha đẻ của tranh sơn mài thời hiện đại”, ông là người đi đầu trong việc biến những bức tranh sơn mài vốn chỉ đơn thuần là trang trí trở thành tuyệt tác nghệ thuật. Hoạ sĩ Gia Trí đã đem đến một vẻ đẹp sơn mài lộng lẫy tôn giáo, cổ điển, bởi chỉ có ông là người đã tìm kiếm, thấu hiểu và tìm ra được những tinh tuý trong nghệ thuật sơn mài truyền thống. Vận dụng những kiến thức mỹ thuật hiện đại vào loại hình nghệ thuật cổ truyền của tiền nhân, Gia Trí đã nâng tầm sơn mài, khiến nó trở nên đài các, quý phái. Những thiếu nữ trong các bức tranh sơn mài của ông thể hiện sự mộng mơ, khát vọng tự do. Dù các tác phẩm của ông chưa được công nhận là Bảo vật Quốc gia nhưng đều bị cấm đem khỏi lãnh thổ Việt Nam. Có thể nói đây chính là sự thừa nhận về sự quý giá của tranh Nguyễn Gia Trí.

Áp dụng các kỹ thuật bố cục phong cách phương Tây, đồng thời sử dụng lối in khắc mới, Nguyễn Gia Trí để tạo nên những bức hoạ hiện đại nhưng cũng đầy chất văn hóa của dân tộc.

Hình ảnh có liên quan

Các tác phẩm chính: Vườn xuân Trung Nam Bắc, Thiếu nữ bên hoa phù dung, Thiếu nữ trong vườn.

Hội hoạ cổ trung đại Việt Nam có từng tồn tại?

Với một đất nước có khí hậu nóng ẩm vốn không phù hợp để lưu giữ, bảo quản các tác phẩm nghệ thuật vốn sử dụng nguyên liệu chế tác từ giấy như hội hoạ. Lại trải qua chiến tranh liên miên, có thể thấy được rằng số lượng các tác phẩm hội hoạ cảu Việt Nam thời cổ trung đại còn tồn tại đến ngày nay rất hiếm.

Tuy vậy không thể nói Việt Nam không có nền hội hoạ. Rất nhiều dòng tranh dân gian đã phần nào chứng minh những nét độc đáo của tranh Việt Nam. Đặc biệt, dòng tranh bác học (hay dòng tranh cung đình) vốn là tinh hoa của dân tộc hiện cũng đã tìm thấy ở một số bảo tàng nước ngoài như ở Trung Quốc hay Pháp. Điều đó cho ta thấy, trước đây hội hoạ Việt Nam cũng rất phát triển và có những nét riêng biệt so với Trung Quốc hay Nhật Bản – những nước vốn cùng chung ảnh hưởng của nền văn minh Hoa Hạ.

Điều kiện kinh tế càng phát triển, chúng ta sẽ càng có cơ hội tìm lại nhiều di sản của cha ông đã từng thất lạc. Nhiệm vụ của mỗi thế hệ người Việt là tiếp tục duy trì và phát huy những truyền thống của tiền nhân. Nâng tầm và đưa nền hội hoạ Việt Nam vươn ra thế giới như Nhật Bản đã từng làm được.

Rate this post
Back To Top