Dấu hiệu thiếu máu não là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Tỷ lệ người bị thiếu máu não tại Việt Nam chiếm đến 80%, bệnh lý này được quan tâm bởi không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt bệnh nhân mà còn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Dấu hiệu thiếu máu não như thế nào? Bất kỳ ai cũng cần nắm thông tin này để phòng tránh và điều trị phù hợp.

Nội dung tóm tắt

1. Thế nào là bệnh thiếu máu não?

Não bộ chỉ chiếm khoảng 2% trọng lượng cơ thể nhưng có thể duy trì hoạt động bình thường. Bởi não cung cấp 25% lượng oxy trong hệ tuần hoàn, 20% lượng máu từ tim cùng với 25% lượng đường trong máu.

Khi quá trình cung cấp máu bị ngưng trệ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu não, khiến cho chức năng não bị ảnh hưởng (một phần hoặc nhiều phần). Thường những người trung niên hay cao tuổi sẽ có tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu não cao hơn.

dấu hiệu thiếu máu não gây ra ảnh hưởng lớn đến cơ thể
Thiếu máu não gây ra ảnh hưởng lớn đến cơ thể

Thời gian gần đây, bệnh thiếu máu não có dấu hiệu trẻ hóa, bắt gặp ở cả những người trẻ tuổi như giới văn phòng hoặc tầng lớp lao động trí óc.

>>> Xem thêm: Máu đông là gì? Dấu hiệu hình thành cục máu đông

2. Dấu hiệu thiếu máu não như thế nào?

Dấu hiệu thiếu máu não khá điển hình, đây có thể cảnh báo những bệnh nghiêm trọng mà bạn không nên chủ quan:

2.1. Đau đầu

Đau đầu là dấu hiệu những vấn đề liên quan đến tâm lý, xuất hiện khi bạn đang bị stress, căng thẳng. Tuy nhiên, đó là dấu hiệu điển hình của chứng thiếu máu não.

Tình trạng đau đầu bắt đầu với cảm giác đau nhói vùng đầu cố định, sau đó lan ra khắp đầu. Đầu cũng nặng lớn và bắt gặp suy nghĩ nhiều, di chuyển hoặc lúc mới ngủ dậy.

2.2. Hoa mắt chóng mặt

Tình trạng hoa mắt, chóng mặt xuất hiện khi bạn mệt mỏi, ốm sốt sẽ không quá nghiêm trọng. Dẫu vậy, nếu tình trạng này xuất hiện bất ngờ khi cơ thể vẫn đang bình thường thì có thể do bệnh thiếu máu lên não gây ra.

Không chỉ vậy, triệu chứng đó có thể khiến người bệnh luôn bị ù tai ngay trong không gian yên tĩnh.

2.3. Chân tay tê mỏi

Dấu hiệu thiếu máu não đôi khi xảy ra tình trạng kiến bò râm ran, có cảm giác tê bì đầu ngón tay, chân. Không chỉ vậy, các cử động vận động hàng ngày có thể ảnh hưởng bởi cảm giác đau mỏi vai gáy.

Nhất là tình trạng thiếu máu cục bộ cực kỳ nghiêm trọng, sẽ dẫn đến triệu chứng nguy hiểm như cứng hàm, môi, khó khăn khi nói, thậm chí tê liệt mặt.

2.4. Suy giảm thị lực

Các dây thần kinh trong não có cấu trúc là hệ thống tương đối phức tạp. Tình trạng thiếu máu não khiến cho não bị thiếu oxy, dẫn đến khả năng nhìn của mắt bị ảnh hưởng, như mờ mắt bên trái hoặc hai bên, hoa mắt.

2.5. Mất ngủ

Những vấn đề về giấc ngủ ảnh hưởng lớn đến tình trạng tuần hoàn não bị chậm hoặc tắc nghẽn. Cụ thể là những trưởng hợp ngủ chập chờn, không sâu giấc hoặc dễ tỉnh giấc vào giữa đêm,…

Không chỉ vậy, khi não không được cấp đủ máu kịp thời sẽ gây rối loạn về mặt tâm lý, mất khả năng tập trung hay suy giảm trí nhớ. Nghiêm trọng hơn là trầm cảm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

2.5. Đau dọc sống lưng

Với bệnh nhân mắc chứng thiếu máu não thì sẽ thấy bị lạnh sống lưng, đau dọc sống lưng hay đau dọc vai gáy.

>>> Xem thêm: Đi tiểu ra máu là gì? Nguyên nhân đi tiểu ra máu do đâu?

3. Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu não

Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu não như sau:

– Xơ vữa động mạch.

– Thoái hóa đốt sống cổ, chấn thương cột sống.

– Co mạch máu.

– Huyết áp cao.

– Đái tháo đường.

– Béo phì.

– Rối loạn mỡ máu.

– Các bệnh lý về tim mạch.

Ngoài những nguyên nhân trên thì tình trạng thiếu máu não còn do những thói quen sống không lành mạnh gồm:

– Lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…

– Lười tập thể dục thể thao.

– Chế độ ăn uống nhiều chất béo và dầu mỡ, ít chất xơ.

– Khi ngủ hay gối cao đầu.

– Làm việc với điện thoại, máy tính trong thời gian dài.

– Thường xuyên lao động trí óc với cường độ cao.

4. Một số phương pháp điều trị và phòng ngừa thiếu máu não

4.1. Điều trị các bệnh lý tiềm ẩn có liên quan

Người mắc chứng thiếu máu não cần được thăm khám và sàng lọc bệnh lý tiểm ẩn có liên quan như bệnh tim, xơ vữa động mạch và béo phì… Việc xác định bệnh lý tiềm tàng rất quan trọng giúp giảm tối đa nguy cơ gây ra thiếu máu não.

Dấu hiệu thiếu máu não 1
Dấu hiệu thiếu máu não cần phát hiện sớm

Việc thay đổi chế độ dinh dưỡng giúp giảm cân đồng thời duy trì cân nặng phù hợp ở người béo phì hay người can thiệp phẫu thuật nhằm loại bỏ mảng bám xơ vữa ở người bị xơ vữa động mạch,…

4.2. Phương pháp hỗ trợ điều trị

Một số phương pháp hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân thiếu máu não gồm:

– Bấm huyệt.

– Châm cứu.

– Xông hơi.

– Xoa bóp.

Bên cạnh đó, việc phòng ngừa, điều trị bệnh hiệu quả nhất còn dựa vào việc tuân thủ lối sống lành mạnh, khoa học dưới đây:

– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dưỡng chất bao gồm rau xanh, vitamin và khoáng chất,…

– Hạn chế và tốt nhất từ bỏ những thói quen xấu gồm: dùng nhiều điện thoại, máy tính, ngủ kê cao gối,…

– Tránh lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.

– Tránh để xảy ra tình trạng béo phì, thừa cân và duy trì cân nặng lý tưởng.

– Thường xuyên tập thể dục và rèn luyện sức khỏe đều đặn 30 phút mỗi ngày.

– Thường xuyên theo dõi bệnh lý mãn tính đồng thời kiểm soát tốt lượng đường, mỡ máu, huyết áp.

– Khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng/lần.

Dấu hiệu thiếu máu não trên đây giúp bạn nhanh chóng phát hiện ra bệnh, từ đó có cách chẩn đoán, điều trị sớm tránh gây nguy hiểm đến tính mạng. Bởi vậy, người bệnh nên đi thăm khám định kỳ nếu có dấu hiệu bất thường.

Rate this post
Back To Top