Trong cuộc sống, ai cũng muốn mình có một sức khỏe tốt để tham gia các hoạt động như học tập, làm việc, vui chơi… Vậy định nghĩa sức khỏe là gì? Hãy tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung tóm tắt
Định nghĩa sức khỏe là gì theo WHO?
Định nghĩa sức khỏe theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1948 như sau: “Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hay ốm đau.”
Năm 1986, WHO đã bổ sung về định nghĩa sức khỏe là gì như sau: “Sức khỏe là nguồn lực cho cuộc sống hàng ngày, là một khái niệm tích cực nhấn mạnh tới các nguồn lực xã hội, cá nhân cũng như năng lực thể chất.” Đến năm 2009, trong Tạp chí Lancet, theo một số nhà nghiên cứu cho rằng, ý nghĩa của sức khỏe đơn giản là khả năng cơ thể thích ứng với các mối đe dọa và bệnh tật.
Theo WHO, các yếu tố chính quyết định đến sức khỏe như môi trường vật lý, môi trường kinh tế và xã hội, đặc điểm và ứng xử của mỗi cá nhân. Nhìn chung, ngữ cảnh mà nhiều cá nhân xem trọng tình trạng sức khỏe và chất lượng của sống của họ. Sức khỏe được duy trì và cải thiện không chỉ qua những thành tựu và ứng dụng của khoa học y tế, mà còn qua những lựa chọn cách sống thông thái của một cá nhân hay xã hội.
Định nghĩa sức khỏe là gì? Bí quyết để cơ thể khỏe mạnh
Xem thêm: Ý nghĩa bảo hiểm nhân thọ là gì? Những quyền lợi khi mua bảo hiểm nhân thọ
Các loại sức khỏe là gì?
Trên thực tế, sức khỏe được bao gồm các lại như sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và sức khỏe xã hội.
Sức khỏe tinh thần
Sức khỏe tinh thần được hiểu là cảm xúc và tâm lý của con người. Sức khỏe tinh thần cũng có vai trò quan trọng như sức khỏe thể chất. Việc chuẩn đoán sức khỏe tình thần khá phức tạp, vì cần dựa vào nhận thức và trải nghiệm của cá nhân.
Sức khỏe tinh thần không chỉ là sự vắng mặt những phiền muộn, âu lo mà còn dựa vào khả năng đương đầu với khó khăn thử thách và cách tận hưởng cuộc sống. Thêm vào đó, một người có sức khỏe tinh thần tốt là người rất giỏi trong việc cân bằng các yếu tố: tài chính, gia đình và tình cảm cá nhân.
Để chăm sóc sức khỏe tinh thần, một phương pháp đơn giản và dễ dàng nhất bạn có thể làm đó chính là Thiền. Mỗi ngày bạn có thể thiền 30 phút. Sau khoảng thời gian thực hiện phương pháp này, bạn sẽ nhận thấy những thay đổi đáng kể cho sức khỏe tinh thần của mình.
Sức khỏe thể chất
Sức khỏe thể chất thể hiện một cách tổng quát là sự sảng khoái về thể chất. Càng sảng khoái, thoải mái càng chứng tỏ bạn là người khỏe mạnh. Cơ sở của sức khỏe thể chất là sức lực, sự dẻo dai, sự nhanh nhẹn, khả năng chống được các yếu tố gây bệnh và chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
Để rèn luyện sức khỏe tốt, luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp mỗi người duy trì thể chất và sức khỏe toàn diện. Bên cạnh đó, tập luyện thường xuyên còn giúp ngăn ngừa bệnh tật, ngăn ngừa các bệnh tim, bệnh mạch vành, tiểu đường loại 2, béo phì và ung thư,.
Sức khỏe xã hội
Sức khỏe xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ phức tạp giữa cá nhân với gia đình, bạn bè, xóm làng, nhà trường, cơ quan, nơi công cộng… Cơ sở của sức khỏe xã hội là sự cân bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với xã hội hay những người khác; cũng là sự hoà nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội.
Sức khỏe xã hội được thể hiện ở sự được tán thành và chấp nhận của xã hội. Càng hòa nhập với mọi người, được đồng cảm, yêu mến càng có sức khỏe xã hội tốt và ngược lại.
Định nghĩa sức khỏe là gì? Bí quyết để cơ thể khỏe mạnh
Xem thêm: Tìm hiểu tác dụng của máu sam biển trong lĩnh vực y tế
Bí quyết để có một cơ thể khỏe mạnh
Sức khỏe là vàng, là vốn quý quan trọng nhất đối với con người. Bởi khi cơ thể khỏe mạnh sẽ tạo ra nguồn năng lượng dồi dào và đầu óc minh mẫn để chúng ta học tập, làm việc mỗi ngày.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sức khỏe của con người. Một chế độ ăn uống cân bằng có thể cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu để duy trì một sức khỏe tối ưu.
Bên cạnh đó, rau củ quả và các loại hạt là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Bởi những loại thực phẩm này chứa nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin… có thể cung cấp cho cơ thể hoạt động khỏe mạnh hơn.
Tập thể dục đều đặn
Việc tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể được tốt hơn, đặc biệt là vào sáng sớm. Hơn nữa, tập thể dục, vận động thường xuyên còn giúp bạn có sức bền, thân hình cân đối săn chắc và kiểm soát được cân nặng.
Do đó, bạn hãy cố gắng duy trì tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Có rất nhiều bộ môn để bạn lựa chọn như đi bộ, tập yoga, bơi lội, đạp xe… Bạn nên chọn đúng những hoạt động mà bạn yêu thích để đảm bảo rằng chúng sẽ trở thành thói quen của bạn.
Ngủ đủ giấc và đúng giờ
Thời gian ngủ cũng là lúc cho cơ thể nghỉ ngơi và lấy lại tinh thần sau một ngày làm việc. Đây cũng là lúc đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Do đó, ngủ đúng giờ và đủ giấc mỗi ngày từ 7 – 8 tiếng sẽ giúp cho cơ thể chúng ta khỏe mạnh hơn. Đặc biệt bạn nên ngủ sớm, tránh thức khuya. Nếu bị thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh như bệnh tim, tiểu đường, béo phì và ngưng thở khi ngủ.
Uống nhiều nước
Trong cơ thể con người, nước chiếm khoảng 50 – 65%, do đó bạn hãy luôn bổ sung nước. Lượng nước mà bạn cần uống mỗi ngày có thể được tính dựa theo cân nặng của bạn.
Nếu tập thể dục, bạn cần phải tăng lượng nước uống để cân bằng với lượng mồ hôi mà cơ thể bạn toát ra. Bởi khi ra mồ hôi thì cơ thể sẽ mất rất nhiều nước nên bạn cần phải uống nước để bù lại.
Khám sức khỏe thường xuyên
Việc khám sức khỏe định kỳ sẽ cho biết được tình trạng cơ thể của bản thân đang ở mức độ nào và từ đó có phương pháp điều trị đúng đắn. Vậy nên, dù không có bệnh nhưng bạn hãy thường xuyên khám định kỳ để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh. Bởi có rất nhiều trường hợp bệnh nhân khi phát hiện bệnh đã quá muộn.
Giữ tinh thần luôn được vui vẻ và tránh căng thẳng
Khi tâm trạng vui vẻ, suy nghĩ tích cực, cơ thể chúng ta sẽ tiết ra những hormone tốt cho sức khỏe. Thậm chí những hormone được tiết ra khi bạn hạnh phúc còn có thể hỗ trợ tích cực trong việc điều trị bệnh.
Ngược lại, nếu bạn thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, lo lắng, stress… cơ thể sẽ tự động sản sinh ra axit dư thừa và gốc tự do có hại cho cơ thể. Điều này sẽ làm sức khỏe bạn giảm sút, gây nên bệnh tật như dạ dày, đường ruột và tuổi thọ cũng không thể kéo dài.
Hạn chế sử dụng chất kích thích
Hút thuốc lá và uống rượu bia là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các vấn đề về phổi, gan, tụy, dạ dày… Do đó, bạn không nên sử dụng rượu bia và thuốc lá quá mức. Chính vì vậy, để trở thành người khỏe mạnh, bạn cần sớm từ bỏ hoặc tránh xa thuốc lá, rượu bia càng sớm càng tốt.